Tối ưu hóa SPR
Hiện có mức độ không chắc chắn cao về quy mô lý tưởng của SPR như đã thảo luận trước đây. Việc phân tích chi phí-lợi nhuận phụ thuộc vào một số giả định và quan trọng là mức độ chấp nhận rủi ro của người đưa ra quyết định. Nếu khả năng gián đoạn nguồn cung dầu nghiêm trọng thấp hơn thì thùng dầu SPR gia tăng sẽ ít giá trị hơn. Tương tự giống như nguy cơ cơn bão Sandy gây ra thấp hơn nguy cơ lũ lụt nhỏ, câu hỏi được đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là họ muốn mua bao nhiêu “bảo hiểm” trước các sự kiện gián đoạn nguồn cung dầu nghiêm trọng song lại không có câu trả lời “đúng” cho câu hỏi quy mô SPR nên lớn đến mức nào.
Đối với quyết định về cách xác định quy mô SPR cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những cân nhắc khác, chẳng hạn như các chiến lược nhằm giảm chi phí của SPR, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận của nó. Nói cách khác, câu hỏi thích hợp dành cho các nhà hoạch định chính sách không nên được coi là sự lựa chọn nhị phân giữa việc giữ nguyên SPR hay giảm bớt nó (hoặc loại bỏ nó hoàn toàn). SPR, bao gồm cả trữ lượng dầu thực tế và các cơ sở dự trữ chứa chúng, là một tài sản có giá trị. Do vậy, câu hỏi không phải là nên giữ nó hay thanh lý nó mà là làm thế nào để tận dụng nó hiệu quả hơn và làm thế nào để SPR tự trả tiền.
Các kế hoạch hiện tại nhằm bán bớt một phần SPR thường coi dự trữ dầu là chi phí cơ hội: Nguồn dự trữ giữ lại một lượng vốn đáng kể (ngoài việc tạo ra chi phí bảo trì) có thể được sử dụng tốt hơn ở nơi khác. Mặc dù dầu dự trữ có giá trị song quan điểm này đã bỏ qua chi phí cơ hội của việc xử lý lượng dự trữ: Việc giảm lượng dự trữ về cơ bản là lãng phí giá trị thương mại và chiến lược to lớn của khả năng lưu trữ của các bể hang động ngầm SPR. Đối với các quốc gia thị trường mới nổi hiện đang trong quá trình thiết lập nguồn dự trữ dầu chiến lược của riêng mình, việc xây dựng năng lực dự trữ cần thiết là một trở ngại lớn. Việc kiếm tiền từ hàng tồn kho, sở hữu hàng tồn kho chung và quốc tế hóa SPR của Hoa Kỳ chỉ là một số phương cách khả thi để Hoa Kỳ có thể cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận từ các dự trữ dầu chiến lược của mình, tất cả đều yêu cầu nghiên cứu sâu hơn ngoài phạm vi của bài viết phân tích này song có giá trị coi đó là cách để tối ưu hóa giá trị của SPR và cắt giảm chi phí của nó.
Tài trợ nội bộ
Việc dự trữ dầu công hoặc tư là một công việc tốn kém, chỉ riêng chi phí vận hành của các cơ sở SPR đã lên tới khoảng 174 triệu USD (2014) là năm gần nhất có báo cáo chi tiết về hoạt động của SPR. Việc kiếm tiền từ hàng dầu tồn kho là một phương pháp tương đối đơn giản để trích xuất giá trị từ hàng dầu tồn kho chưa sử dụng, được những người chơi tham gia thị trường tư nhân thường xuyên sử dụng xuyên suốt chuỗi cung ứng dầu khí. Việc sử dụng cách tiếp cận không rủi ro, chính phủ liên bang có thể trang trải toàn bộ chi phí vận hành công suất SPR hiện tại bằng cách kiếm tiền từ một phần tương đối nhỏ lượng dầu thô trong kho dự trữ chiến lược SPR.
Dựa trên hình dạng của đường cong tương lai vào giữa tháng 12/2017, chính phủ liên bang có thể chốt khoản dự phòng khoảng 2,5 USD/thùng dầu trong đường cong một năm tương lai bằng cách bán dầu thô (trên giấy tờ) vào tháng 12/2017 với giá cao hơn hiện nay và mua một loại dầu thô vào tháng 12/2017 với mức giá tương đương vào tháng 12/2018 với giá kỳ hạn thấp hơn. Trừ đi chi phí giao dịch và chênh lệch giá chào mua mà một nhà giao dịch phái sinh sẽ yêu cầu vì khoản bồi thường vẫn sẽ đem lại cho chính phủ liên bang hơn 2 USD lợi nhuận ròng trên mỗi thùng dầu được giao dịch theo phương cách này. Theo ý kiến của một số nhà kinh doanh dầu, chính phủ liên bang có thể kiếm tiền từ 50 triệu thùng dầu đến 100 triệu thùng dầu SPR bán mỗi năm mà không ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản của thị trường và nén chênh lệch thời gian 12 tháng trên thị trường tương lai. Như vậy, số tiền này sẽ quá đủ để trang trải chi phí vận hành và bảo trì SPR.
Nắm giữ hàng tồn kho chung
Hiện Nhật Bản và Hàn Quốc đã tìm ra những cách sáng tạo để quản lý và giảm chi phí chiến lược: Họ cho các nhà xuất khẩu khu vực Trung Đông thuê kho bể chứa tại một số kho dự trữ chiến lược với mức giá chiết khấu cho các nhà xuất khẩu khu vực Trung Đông để đổi lấy quyền rút vốn đầu tiên của nước sở tại trong trường hợp khẩn cấp. Do đó, dầu được nắm giữ theo các thỏa thuận sở hữu kho dự trữ chung có thể được phân loại là kho dự trữ thương mại và chiến lược, giúp đem lại lợi nhuận cho cả hai bên. Kuwait và Hàn Quốc đã ký thỏa thuận dự trữ dầu chung khu vực Trung Đông-Đông Bắc Á đầu tiên (2006). Một số thỏa thuận tương tự đã được thực hiện sau đó, theo đó các công ty dầu khí quốc gia của Ả-rập Xê-út, Kuwait và UAE đã lưu trữ dầu thô ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Tháng 12/2016, CH Ấn Độ cũng đã đạt được thỏa thuận tương tự với UAE.
Hiện các thỏa thuận dự trữ dầu chung đạt được hai mục tiêu cùng một lúc. Một mặt, các quốc gia nhập khẩu dầu ròng nâng cao SPR tương ứng của họ với chi phí thấp bằng cách không mua dầu thô trước mà vẫn giữ quyền ưu tiên mua dầu trong trường hợp bị gián đoạn. Mặt khác, các nhà xuất khẩu dầu thì lại được hưởng các cơ sở dự trữ miễn phí hoặc giá rẻ nằm gần các nước tiêu thụ lớn và có thể tận dụng tính linh hoạt của việc có dầu thô trong thời gian ngắn được cung cấp cho cả khách hàng ký kết hợp đồng có thời hạn và các nhà máy hóa lọc dầu thô khác không phải là khách hàng có thời hạn. Như Tilak Doshi và Sammy Six đã lưu ý, việc dự trữ dầu chung tạo nền tảng cho cơ hội tiếp cận thị trường giao ngay châu Á, một yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong môi trường giá dầu thấp hiện nay. Mặc dù sản lượng dầu thô trong nước tăng song Hoa Kỳ vẫn là nước nhập khẩu dầu thô đáng kể. Đó là bởi vì một số nhà máy lọc dầu lớn nhất của nước này đã được cấu hình để vận hành các loại dầu thô chua tương đối nặng mà không có loại tương đương nào được sản xuất trong nước trên quy mô đủ lớn. Các nhà máy hóa lọc dầu ở Bờ Vịnh nhập khẩu một lượng lớn dầu thô nặng và cực nặng của Venezuela và Mexico cũng như các loại dầu chua trung bình từ Iraq và Ả rập Xê-út.
Các nhà máy lọc dầu ở vùng Trung Tây thì chủ yếu tinh chế dầu thô nặng của Canada được vận chuyển qua biên giới bằng đường ống. Đối với Hoa Kỳ, việc ký kết thỏa thuận dự trữ chung với một nhà xuất khẩu khu vực Trung Đông sẽ là một sự phá vỡ truyền thống. Tuy nhiên, Ả rập Xê-út có thành tích về việc định vị dầu thô tại các kho bể chứa ở Vùng Caribe. Với những rủi ro đáng kể đối với nguồn cung dầu của Venezuela ngày nay, việc ký kết thỏa thuận dự trữ chung với Ả rập Xê-út tại các cơ sở SPR có thể có ý nghĩa thương mại tốt. Nhằm đạt được một thỏa thuận chiến lược-thương mại hỗn hợp để giới thiệu dầu thô Canada tại các bể hang động ngầm SPR ở Vịnh Mexico cũng có thể có ý nghĩa trong điều kiện thích hợp.
Quốc tế hóa SPR
Trong khi các thỏa thuận dự trữ chung được ký kết giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và CH Ấn Độ với các nhà xuất khẩu dầu ở khu vực Trung Đông đưa ra một mô hình hợp tác kinh doanh khá thú vị, những cải tiến khác có thể được xem xét sẽ mở rộng mô hình này sang việc dự trữ chung giữa các nhà nhập khẩu dầu. Đối với các nước châu Á, xây dựng cơ sở dự trữ dầu chiến lược là một đề xuất tốn kém và là một trở ngại đáng kể để thiết lập các nguồn dự trữ dầu chiến lược. Hoa Kỳ có thể xem xét cung cấp khả năng dự trữ SPR và kho dự trữ dầu thô chiến lược cho các nước thứ ba như CH Ấn Độ hoặc các quốc gia ASEAN để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nếu SPR được sử dụng để quản lý rủi ro về giá cả thay vì để bịt lỗ hổng vật lý trong nguồn cung dầu của Hoa Kỳ thì quyền sở hữu hàng tồn kho sẽ trở thành vấn đề cần cân nhắc thứ yếu. Hơn thế nữa, nếu người hưởng lợi cuối cùng của đợt mở kho SPR là các quốc gia thuộc bên thứ ba (dù trực tiếp hay gián tiếp, bằng cách chuyển hướng các chuyến hàng đến các quốc gia khác mà lẽ ra sẽ bị ràng buộc bởi Hoa Kỳ), thì các quốc gia tiếp nhận đó cũng có thể là chủ sở hữu ban đầu của số hàng tồn kho đó.
Do nhờ sản lượng dầu đá phiến trong nước ngày càng gia tăng, Hoa Kỳ đang trên đà trở thành siêu cường năng lượng hàng đầu thế giới về nhiều mặt. Bờ Vịnh Hoa Kỳ đã nổi lên như một trung tâm năng lượng lớn nhất thế giới được hỗ trợ bởi một mạng lưới dày đặc các kho cảng xuất nhập khẩu dầu khí và các cơ sở liên quan. Chỉ trong vài năm thôi, Hoa Kỳ đã chuyển từ nước nhập khẩu các sản phẩm tinh chế lớn nhất thế giới sang quốc gia có quy mô nhà xuất khẩu lớn hơn với việc xuất khẩu dầu thô gần đây đạt 2 triệu thùng dầu/ngày cũng như xuất khẩu LNG cũng đang tăng lên. Điều không hề khiến SPR trở nên vô nghĩa bởi “sự thống trị” năng lượng ngày càng tăng này đã đem đến cho Hoa Kỳ cơ hội biến SPR của mình thành một công cụ khác để gây ảnh hưởng đến năng lượng nhằm phục vụ cả phạm vi thương mại và quyền lực mềm của mình. Quá trình toàn cầu hóa thị trường dầu mỏ do Hoa Kỳ dẫn dắt đòi hỏi phải quốc tế hóa an ninh năng lượng và toàn cầu hóa các nguồn dự trữ dầu chiến lược. Nhờ vào sự rộng lớn chưa từng có của nó với khả năng dự trữ SPR, Hoa Kỳ có vị thế tốt để hỗ trợ các nỗ lực quốc tế nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ còn được hưởng lợi từ sự hợp tác quốc tế thông qua khối lượng mà các quốc gia khác đóng góp để xoa dịu những đợt tăng giá mà người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt. Hoa Kỳ cũng còn được hưởng lợi từ khả năng kêu gọi các nguồn cung chiến lược của đối tác khi hoạt động sản xuất hoặc cơ sở hạ tầng bị gián đoạn như đã được nhận thấy tác động của các cơn bão Katrina và Rita.
Dự trữ sản phẩm
Hiện không giống như hầu hết các đối tác IEA, Hoa Kỳ đang nắm giữ phần lớn trữ lượng dầu mỏ chiến lược dưới dạng dầu thô. Hai kho dự trữ SPR sản phẩm nhỏ là Kho dự trữ dầu sưởi ấm gia đình vùng Đông Bắc (NEHHOR) 2 triệu thùng dầu và Kho dự trữ cung cấp xăng vùng Đông Bắc (NGSR) 1 triệu thùng dầu, lần lượt được thành lập ở Bờ Đông Hoa Kỳ vào năm 2000 và năm 2014 với lập luận cho rằng Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi từ việc chuyển nhiều hàng dự trữ SPR từ dầu thô sang sản phẩm giống như Nhật Bản đã làm sau trận động đất và sóng thần lớn năm 2011 và phù hợp với mô hình dự trữ dầu chiến lược phổ biến của châu Âu. Trong khi nắm giữ dầu về lý thuyết, tồn kho sản phẩm cao hơn có thể giúp Hoa Kỳ phản ứng nhanh chóng với những gián đoạn trong nước (do thời tiết hoặc lý do khác) và thu hẹp khoảng cách cung cấp ngắn hạn ban đầu cho đến khi cơ chế thị trường điều chỉnh sự mất cân bằng tạm thời song trường hợp dự trữ sản phẩm ở Hoa Kỳ không hề đơn giản.
Việc giữ hàng tồn kho sản phẩm cho mục đích tạm thời mang tính “phẫu thuật” ngắn hạn đem lại rủi ro đạo đức lớn hơn so với việc dự trữ dầu thô để giải quyết những gián đoạn lớn. Hiện có một rủi ro đáng kể khi những người chơi tham gia lĩnh vực công nghiệp và thị trường sẽ nhận thấy sự tồn tại của các kho sản phẩm thuộc sở hữu của chính quyền địa phương được nắm giữ cho một mục đích cụ thể như vậy nhằm giảm bớt trách nhiệm của họ trong việc dự trữ đầy đủ các sản phẩm phòng ngừa. Do đó, dự trữ sản phẩm có hiệu lực chỉ đơn giản là chuyển hàng tồn kho từ khu vực tư nhân sang khu vực công. Dự trữ sản phẩm trong mọi mục đích thực tế sẽ trở thành một hình thức trợ cấp được cung cấp cho các lĩnh vực công nghiệp bằng chi phí của người nộp thuế mà không đem lại lợi nhuận công khai một cách rõ ràng. Dự trữ sản phẩm cũng còn có nguy cơ cao hơn khi được sử dụng cho mục đích chính trị khi các chính trị gia lo lắng về mức giá xăng cao do tác động cục bộ, trực tiếp hơn của chúng đối với giá xăng dầu. Trên cơ sở mỗi thùng dầu, việc nắm giữ lượng dự trữ sản phẩm được phân bổ sẽ gây ra chi phí lớn hơn nhiều cho chính phủ liên bang so với việc găm giữ dầu thô SPR hiện tại trong các hang muối. Dự trữ sản phẩm cũng có thể sẽ phải được lưu trữ tại các bể chứa trên mặt đất được thuê từ các nhà điều hành kho lưu trữ hoặc tại các cơ sở thuộc sở hữu của chính phủ liên bang mà sẽ phải được xây dựng cho mục đích đó với chi phí lớn. Tất cả chi phí xây dựng và chi phí vận hành của lượng dự trữ sản phẩm đáng kể sẽ vượt quá đáng kể phạm vi chi tiêu SPR hiện tại.
Trong quá trình chuyển đổi năng lượng, một yếu tố phức tạp trong việc nắm giữ sản phẩm tồn kho sẽ là thành phần không chắc chắn trong tương lai của nhu cầu. Sự không chắc chắn đáng kể sẽ khiến triển vọng về nhu cầu dầu nói chung thậm chí còn lớn hơn khi xét đến sự phân bổ nhu cầu theo loại sản phẩm đã tinh chế. Mặc dù các cuộc thảo luận về nhu cầu dầu cao điểm cho đến nay chủ yếu tập trung vào phương tiện chở khách song những phương tiện này chỉ chiếm khoảng 1/4 nhu cầu dầu toàn cầu (mặc dù thị phần ở Hoa Kỳ cao hơn). Trên thực tế, các lĩnh vực hoạt động kinh tế và các loại hình tiêu thụ năng lượng khác có thể có nhu cầu dầu giảm nhanh hơn so với xe ô-tô chở khách. Liệu nhu cầu dầu cao điểm có khiến mức tiêu thụ xăng hoặc dầu diesel giảm trước tiên hay không vẫn còn là vấn đề phải suy đoán. Các khoản đầu tư vào kho dự trữ lớn xăng, nhiên liệu máy bay, tàu ngầm hoặc dầu diesel có thể bị đặt nhầm chỗ tùy thuộc vào quỹ đạo cụ thể của nhu cầu đối với những sản phẩm đó. Hệ thống lọc dầu có lẽ sẽ linh hoạt hơn để giải quyết những thay đổi trong thành phần nhu cầu so với việc quản lý SPR. Với khả năng lọc dầu khổng lồ và kinh nghiệm lâu năm của ngành hóa lọc dầu của Hoa Kỳ trong việc điều chỉnh sản lượng sản phẩm theo điều kiện thị trường, việc quản lý những khác biệt về nhu cầu sản phẩm có lẽ là điều tốt nhất để lại cho những người chơi tham gia thị trường. Là nhà xuất khẩu ròng các sản phẩm tinh chế lớn nhất thế giới và thực sự là một trong số rất ít quốc gia thành viên IEA (với Hà Lan song với quy mô lớn hơn nhiều) để trở thành một nước xuất khẩu sản phẩm lớn, Hoa Kỳ có lẽ sẽ không thu được lợi nhuận tương tự từ việc nắm giữ kho dự trữ dầu khẩn cấp dưới dạng sản phẩm đã tinh chế như hầu hết các đối tác IEA của mình.
Mặc dù Chính quyền Tổng thống Obama trước đây đã tạo ra một kho dự trữ sản phẩm tinh chế ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ song còn có nhiều bất đồng trong chính quyền liên bang về giá trị của việc dự trữ sản phẩm tinh chế, bao gồm cả những lý do nêu trên. Năm 2011, DOE đã thực hiện một nghiên cứu sâu rộng về chi phí và lợi nhuận của việc xây dựng kho dự trữ sản phẩm tinh chế ở vùng Đông Nam Hoa Kỳ. Điều này được thúc đẩy bởi một số kinh nghiệm trong thập kỷ qua khi giá máy bơm nhiệt tăng vọt và một số địa phương phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt xăng dầu sau bão lụt hoặc ngừng hoạt động đường ống vì vùng Đông Nam phụ thuộc vào nguồn cung sản phẩm tinh chế từ Bờ Vịnh được truyền tải qua hệ thống đường ống Colonial. Một cơn bão quét qua có thể xóa sạch công suất lọc dầu của Bờ Vịnh hoặc sự cố đường ống bị ngừng hoạt động sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng Đông Nam Hoa Kỳ. Điều này thể hiện rõ ràng vào năm 2017 khi hệ thống đường ống Colonial đóng cửa sau cơn bão Harvey. Nghiên cứu năm 2011 của DOE chưa bao giờ được hoàn thiện và công bố song bản dự thảo cho thấy lợi nhuận của việc dự trữ sản phẩm đã tinh chế sẽ lớn hơn chi phí và việc dự trữ như vậy sẽ làm giảm mức tăng giá xăng trung bình khoảng từ 50%–70% trong những tuần sau cơn bão. Năm 2015, DOE lại nghiên cứu tính khả thi của việc dự trữ sản phẩm ở vùng Đông Nam và Bờ Tây Hoa Kỳ song lại một lần nữa DOE đã không thể hoàn thiện kết quả của nghiên cứu đó hoặc công bố chúng. Do không thể đạt được sự đồng thuận trong chính quyền liên bang nên các kết luận cuối cùng đã bị loại khỏi bản đánh giá SPR năm 2016 của DOE.
Link nguồn:
https://www.energypolicy.columbia.edu/wp-content/uploads/2018/05/CGEP_Rethinking_the_Strategic_Petroleum_Reserve_June2018.pdf
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 1)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 2)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 3)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 4)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 5)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 6)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 7)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 8)