SPR như một công cụ chuyển đổi năng lượng ngay cả khi nhu cầu dầu bắt đầu giảm do một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng thì sự kỳ vọng SPR nhất thiết sẽ mất giá trị cũng không thể đứng vững được.
Thời đại dầu mỏ vẫn chưa kết thúc
Hiện nhiều lập luận cho rằng giá trị của SPR đang giảm vì thời kỳ dầu mỏ sắp kết thúc sẽ vấp phải sự hoài nghi khá lành mạnh. IEA dự báo tỷ lệ xe điện EV mới được bán ra sẽ tăng trưởng nhanh chóng với xe điện EV sẽ chiếm 15% tổng số xe toàn cầu (2040). Tuy nhiên, mức tiêu thụ dầu dự kiến sẽ tăng đến năm 2040 do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hàng không, vận tải và hóa lọc dầu tiếp tục tăng.
Trước đây, IEA đã dự báo xu hướng đánh giá thấp sự phát triển của một số công nghệ năng lượng sạch, do đó, dự báo này cũng có thể trở nên thận trọng quá mức. Tuy nhiên, ngay cả với tốc độ tăng trưởng xe điện EV nhanh hơn thì nhu cầu dầu vẫn tăng ở các lĩnh vực khác, trừ phi có những bước đột phá cho phép sử dụng nhiên liệu thay thế trong vận tải đường bộ và các lĩnh vực vận tải khác cũng như cải thiện nhanh hơn về hiệu quả sử dụng nhiên liệu của phương tiện động cơ đốt trong (ICE). Riêng xe điện EV thì khó có thể xảy ra để dẫn đến nhu cầu dầu đạt đỉnh mà không có những nguồn giảm nhu cầu bổ sung này.
Hơn thế nữa, việc giảm nhu cầu đối với một loại nhiên liệu nhất định trong một ứng dụng, lĩnh vực hoạt động kinh tế hoặc khu vực nhất định có thể không nhất thiết dẫn đến việc giảm nhu cầu dầu nói chung. Tương tự, các phương tiện ICE bị thay thế bởi điện khí hóa ở Trung Quốc hoặc các nước OECD có thể tìm thấy thị trường mới ở các nền kinh tế mới nổi ở châu Phi hoặc khu vực Mỹ Latinh. Sự thâm nhập nhanh chóng của xe điện EV cũng có thể phải đối mặt với những rào cản như việc triển khai cơ sở hạ tầng sạc điện ở các thị trường mới nổi thiếu điện cũng như thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất xe điện EV và pin với chi phí hợp lý.
Tái sử dụng SPR
SPR như một công cụ chuyển đổi năng lượng ngay cả khi nhu cầu dầu bắt đầu giảm do một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng thì sự kỳ vọng SPR nhất thiết sẽ mất giá trị cũng không thể đứng vững được. Trên thực tế, quá trình loại bỏ carbon của nền kinh tế và chuyển đổi sang hỗn hợp nhiên liệu sạch hơn sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu dự trữ dầu chiến lược. Quá trình chuyển đổi khỏi nền kinh tế dầu mỏ có thể sẽ là một giai đoạn có nhiều biến động lớn trên thị trường dầu mỏ với những tác động tiềm tàng gây tổn hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ và sự ổn định xã hội. Sự kỳ vọng về nhu cầu dầu đạt đỉnh đã gây ra sự thay đổi trong đầu tư vào lĩnh vực năng lượng khi những quan ngại về tài sản bị mắc kẹt đang khiến một số nhà đầu tư lớn rời bỏ lĩnh vực dầu mỏ. Bản thân các công ty dầu mỏ hiện đang xem xét lại danh mục đầu tư của họ và chuyển hướng dòng đầu tư gây tổn hại cho ngành dầu mỏ.
Mặc dù quá trình chuyển đổi khỏi dầu mỏ, nếu nó xảy ra, nhất thiết sẽ kéo theo việc đầu tư vào dầu ít hơn theo thời gian, thì bản thân quá trình chuyển đổi sẽ lộn xộn và không chắc chắn. Hiện nay, nguồn cung dầu toàn cầu giảm với tốc độ khoảng 5% sản lượng thế giới mỗi năm. Điều đó có nghĩa là hàng nghìn tỷ đô-la đầu tư mới để đem lại nguồn cung mới 5 triệu thùng dầu/ngày cho thị trường ngay cả khi nhu cầu dầu không tăng chút nào. Tuy nhiên, sự kỳ vọng về nhu cầu dầu giảm và sự không chắc chắn về tốc độ chuyển đổi có thể ngăn cản các nhà đầu tư. Nhiều khả năng quá trình chuyển đổi sẽ lộn xộn và không rõ ràng khi mà tăng trưởng có thể trì trệ và sau đó lại tiếp tục tăng trưởng trở lại giống như tình trạng phát thải khí nhà kính GHG toàn cầu trong bốn năm qua. Việc lượng phát thải khí nhà kính GHG không thay đổi đã khiến vô số nhà phân tích tuyên bố rằng lượng phát thải đã “tách rời” khỏi mức tăng trưởng, cho đến khi, để đáp ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, lượng phát thải lại tăng vào năm 2017.
Hiện ngay cả khi thế giới đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên của Trái đất dưới ngưỡng 1,5°C, điều đó có nghĩa là sự suy giảm thực sự nhanh chóng so với quỹ đạo hiện tại, thế giới vẫn sẽ cần hàng nghìn tỷ đô-la đầu tư mới để bù đắp cho sự giá cả giảm. IEA đã dự báo cần có 21 nghìn tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực dầu khí dựa trên triển vọng hiện tại, và ngay cả trong kịch bản 1,5°C thì vẫn cần khoảng 14 nghìn tỷ USD. Nếu không được quản lý hợp lý, việc đầu tư dưới mức so với nhu cầu có thể dẫn đến tình trạng thiếu cung, thị trường thắt chặt và giá tăng đột biến trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng đó. Giá trị của SPR trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng không chắc chắn có thể sẽ được nâng cao ngay cả khi xu hướng dài hạn là nhu cầu thấp hơn.
Quá trình chuyển đổi năng lượng cũng có thể làm tăng nguy cơ bất ổn ở các nước sản xuất chính, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng. Nhìn bề ngoài, các nước OPEC, nhờ là nhà sản xuất có chi phí thấp nhất, nên có khả năng chống chọi tốt hơn với tác động của nhu cầu giảm so với các nước khác. Tuy nhiên, điều này không tính đến các yêu cầu chi tiêu xã hội của họ, vốn thường chỉ có thể được đáp ứng thông qua nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ. Nếu các nhà sản xuất có chi phí cao bị đẩy ra khỏi thị trường do nhu cầu giảm thì có nguy cơ cao là giá dầu sẽ lao dốc đến mức làm suy yếu sự ổn định xã hội của các nhà sản xuất có chi phí thấp. Khu vực tư nhân không thể giải quyết thỏa đáng các rủi ro cung cấp liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng. Các chính sách loại bỏ carbon khiến các nước tiêu dùng lớn có nhiệm vụ duy trì nguồn dự trữ đáng kể để quản lý sự biến động nguồn cung và giúp thu hẹp khoảng cách khi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng hỗn hợp nhiên liệu sạch hơn. Được cho là không hề bị lạc hậu bởi quá trình chuyển đổi năng lượng, dự trữ dầu chiến lược trên thực tế còn là một công cụ chuyển đổi quan trọng.
Bảo hiểm thời tiết và quyền lực mềm
Về mặt lịch sử, SPR nhằm mục đích giải quyết tình trạng gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu song các kho dự trữ chiến lược ngày càng tăng, cả trong và ngoài nước, có thể được khai thác để giải quyết tình trạng gián đoạn do thời tiết khắc nghiệt. Mặc dù khả năng tự cung tự cấp không đảm bảo trước tác động về giá cả do thiếu hụt nguồn cung ở nơi khác song SPR cũng không phải là biện pháp bảo hiểm trước nguy cơ gián đoạn trong nước. Trong những năm gần đây, một số sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng nhất mà Hoa Kỳ phải gánh chịu không phải đến từ nước ngoài mà do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và ảnh hưởng của chúng đối với các lĩnh vực dầu mỏ thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn trong nước. Mùa bão năm 2005, với tác động tàn phá của bão đối với hoạt động sản xuất dầu thô ở Vịnh Mexico (Hoa Kỳ), quan trọng hơn là đến hệ thống đường ống và nhà máy hóa lọc dầu ở Bờ Vịnh, là một trường hợp điển hình. Sự cứu trợ trong trường hợp đó không đến từ nguồn dự trữ khẩn cấp của Hoa Kỳ mà đến từ các nơi khác, bao gồm cả các nước IEA khác. Các cơn bão Gustav và Ike (2008) đều gây thiệt hại tương đương, nếu không muốn nói là nặng hơn, đối với khu liên hợp hóa lọc dầu ở Bờ Vịnh. Năm 2012, bão Sandy cũng đã gây ra sự gián đoạn trên diện rộng trong việc cung cấp sản phẩm dầu khí ở Bờ Đông Hoa Kỳ. Lũ lụt liên quan đến bão Harvey (2017) cũng đã khiến các nhà máy hóa lọc dầu ở tiểu bang Texas ngừng hoạt động và hoạt động sản xuất dầu đá phiến của mỏ giếng Eagle Ford phải đóng cửa.
Tỷ lệ xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan được dự báo sẽ tăng lên do sự thay đổi mực nước biển dâng và nhiệt độ tăng cũng như sự thay đổi của dòng hải lưu và kiểu gió do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra. Trong trường hợp gián đoạn nguồn cung dầu do thời tiết, có thể sẽ có cứu trợ từ nước ngoài. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của hợp tác quốc tế đối với an ninh năng lượng của Hoa Kỳ. Về mặt năng lượng, không có quốc gia nào, bất kể sản lượng của nó ở mức độ nào, là một ốc đảo. Việc duy trì SPR là điều cần thiết để trở thành một phần của tập đoàn quốc tế gồm các quốc gia bị ràng buộc bởi cam kết hỗ trợ lẫn nhau với sự lãnh đạo của Hoa Kỳ là chìa khóa cho việc thành lập liên minh này. Việc từ bỏ hoặc làm suy yếu liên minh trên cơ sở giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu sẽ làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích của Hoa Kỳ và tính toàn vẹn của hệ thống quốc tế này vào thời điểm nó đang được mở rộng để bao gồm những người tiêu dùng lớn không thuộc IEA như Trung Quốc và CH Ấn Độ.
Hiện tỷ lệ xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng tăng cũng chỉ làm tăng thêm nguy cơ gián đoạn hoạt động trong nước, do đó, Hoa Kỳ phải phụ thuộc vào sự trợ giúp từ bên ngoài vào thời điểm khủng hoảng. Những thay đổi về mô hình thời tiết, mực nước biển dâng cao cũng như sự phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của hệ thống năng lượng Hoa Kỳ đều làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung trong tương lai. Duy trì nguồn dự trữ chiến lược trong nước mạnh mẽ đảm bảo Hoa Kỳ cũng sẽ có khả năng tiếp cận dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ trong kho dự trữ chiến lược của các quốc gia khác khi cần tiếp cận chúng do sự gián đoạn nguồn cung trong nước.
Trong khi rủi ro về nguồn cung nội địa của Hoa Kỳ đang gia tăng thì rủi ro của các đồng minh của Hoa Kỳ cũng vậy bởi vì những lý do tương tự. Dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ càng lớn thì khả năng hỗ trợ các quốc gia khác và đổi lại được hưởng lợi từ nguồn dự trữ của các quốc gia đó ngày càng lớn. SPR là một công cụ hợp tác quốc tế mạnh mẽ, vừa nâng cao khả năng của Hoa Kỳ trong việc dựa vào các nước đối tác để hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp, vừa khuyến khích các đối tác của Hoa Kỳ duy trì quan hệ tốt với Washington để đảm bảo quyền tiếp cận các cơ sở dự trữ dầu chiến lược của mình. Mặc dù sản lượng nội địa tăng trên danh nghĩa đã làm giảm nghĩa vụ lưu trữ của Hoa Kỳ theo quy định của IEA song việc duy trì mức dự trữ lớn trên mức yêu cầu 90 ngày là nguồn sức mạnh mềm của Hoa Kỳ cần được bảo tồn.
Việc duy trì SPR ngay cả khi Hoa Kỳ nhập khẩu ít hoặc không nhập khẩu dầu là cái giá phải trả cho việc trở thành thành viên trong một thỏa thuận chia sẻ quốc tế tiếp tục đem lại lợi nhuận cho Hoa Kỳ trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung trong nước ngày càng tăng. Trước những rủi ro về nguồn cung trong nước này, việc Hoa Kỳ giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu ròng đã không đem lại bất kỳ sự phòng vệ nào.
Link nguồn:
https://www.energypolicy.columbia.edu/wp-content/uploads/2018/05/CGEP_Rethinking_the_Strategic_Petroleum_Reserve_June2018.pdf
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 1)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 2)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 3)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 4)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 5)