Xu hướng và thực tiễn hiện nay trong quản trị doanh nghiệp
Hiện quản trị doanh nghiệp CG không ngừng phát triển để thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như sự kỳ vọng của các bên liên quan và các yêu cầu về mặt pháp lý. Bài đánh giá này khám phá một số xu hướng và thực tiễn hiện nay trong quản trị doanh nghiệp, tập trung vào các khuôn khổ mới nổi, việc áp dụng các nguyên tắc môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cũng như tầm quan trọng của sự đa dạng trong hội đồng quản trị và sự tham gia của các bên liên quan (Klein, et. al., 2019, Manning, Braam và Reimsbach, 2019, Popescu, 2019). Hiện ngày càng có nhiều công ty dầu khí và nhà đầu tư thừa nhận tính bền vững lâu dài là chìa khóa để tạo ra giá trị, điều này đã dẫn đến sự thay đổi trong khuôn khổ quản trị doanh nghiệp theo hướng nhấn mạnh vào việc tạo ra giá trị dài hạn hơn là lợi nhuận ngắn hạn.
Ảnh minh họa
Việc số hóa ngày càng gia tăng các hoạt động kinh doanh đã đặt ra những thách thức mới cho quản trị doanh nghiệp CG. Hội đồng quản trị hiện được yêu cầu phải hiểu rõ hơn về công nghệ số và ý nghĩa của nó đối với chiến lược kinh doanh và quản lý rủi ro. Việc trải qua những tác động của đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro một cách hiệu quả và khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Các công ty dầu khí hiện đang chú trọng hơn đến việc xác định và quản lý rủi ro, bao gồm những rủi ro liên quan đến an ninh mạng, gián đoạn chuỗi cung ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu (Brennan, Subramaniam và Van Staden, 2019, Flyverbom, Deibert và Matten, 2019, Manita, et. al., 2020). Người ta ngày càng thừa nhận việc các công ty dầu khí có trách nhiệm không chỉ với các cổ đông mà còn với nhiều bên liên quan hơn, bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng nơi họ hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này dẫn đến việc phải đánh giá lại các khuôn khổ quản trị doanh nghiệp để đảm bảo những lợi ích của tất cả các bên liên quan. Để đối phó với các vụ bê bối tài chính và thất bại trong quản trị doanh nghiệp, các cơ quan quản lý trên khắp thế giới hiện đang đưa ra các quy định và hướng dẫn mới để tăng cường thực tiễn quản trị doanh nghiệp. Do vậy, các công ty dầu khíhiện được yêu cầu phải tuân thủ các yêu cầu công bố thông tin và tiêu chuẩn quản trị chặt chẽ hơn.
Xu hướng tích hợp các yếu tố ESG vào thực tiễn quản trị doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng khi các công ty dầu khícũng đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng của các vấn đề ESG đối với hiệu quả hoạt động lâu dài của họ và đang kết hợp các cân nhắc về ESG vào quá trình đưa ra các quyết định của mình. Hiện các báo cáo ESG đã gia tăng đáng kể bởi do nhu cầu của nhà đầu tư về việc công bố ESG một cách minh bạch và tiêu chuẩn hơn (Crifo, Escrig-Olmedo và Mottis, 2019, Dicuonzo và cộng sự, 2022, Neri, 2021). Hiện nhiều công ty dầu khíđã công bố các báo cáo bền vững hàng năm nhằm cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các sáng kiến ESG của họ. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc công bố các báo cáo và đo điểm chuẩn ESG, nhiều số liệu và khuôn khổ ESG đã được áp dụng, chẳng hạn như Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI, CH Hà Lan), Hội đồng chuẩn mực kế toán Bền vững (SASB) và Lực lượng đặc nhiệm về công bố tài chính liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu (TCFD).
Hiện sự gia tăng của tác động đầu tư đã khuyến khích hơn nữa các công ty dầu khícải thiện hiệu suất ESG của họ cũng như việc các nhà đầu tư đang ngày càng tìm cách đầu tư vào các công ty dầu khínhằm thể hiện cam kết thực hiện bền vững và có tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Do vậy, ngày càng có sự công nhận về tầm quan trọng của sự đa dạng đối với hội đồng quản trị trong quản trị doanh nghiệp dầu khí. Hiện các công ty dầu khíđang tích cực tìm cách đa dạng hóa hội đồng quản trị của mình về giới tính, dân tộc, độ tuổi và trình độ chuyên môn để đem đến nhiều quan điểm và kỹ năng hơn cho hội đồng quản trị (El-Bassiouny và El-Bassiouny, 2019, Fernández-Temprano và Tejerina- Gaite, 2020, Sarhan, Ntim và Al-Najjar, 2019). Hiện các công ty dầu khí ngày càng gắn kết với các bên liên quan để hiểu mối quan tâm của họ và kết hợp quan điểm của họ vào quá trình đưa ra quyết định. Điều này không chỉ bao gồm các cổ đông mà còn cả nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng rộng lớn hơn. Các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc đã trở thành tâm điểm tham chiếu cho các công ty dầu khí đang tìm cách điều chỉnh chiến lược kinh doanh của họ với các mục tiêu xã hội rộng lớn hơn với việc nhiều công ty dầu khí hiện đang tích hợp SDG vào khuôn khổ quản trị doanh nghiệp và thông lệ báo cáo của họ.
Tóm lại, quản trị doanh nghiệp CG đang trải qua những thay đổi đáng kể khi các công ty dầu khí tìm kiếm phương cách thích ứng với bối cảnh kinh doanh đang phát triển nhanh chóng. Đối với các xu hướng mới nổi như tập trung vào tính bền vững lâu dài, áp dụng các nguyên tắc và báo cáo ESG cũng như nhấn mạnh vào sự đa dạng của hội đồng quản trị và sự tham gia của các bên liên quan đang định hình tương lai của hoạt động quản trị doanh nghiệp CG dầu khí. Do vậy, các công ty dầu khí đang nắm bắt những xu hướng này có thể sẽ ở vị trí tốt hơn để tạo ra giá trị lâu dài cho tất cả các bên liên quan.
Thực tiễn CSR đương đại trong lĩnh vực dầu khí
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của lĩnh vực dầu khí, được thúc đẩy bởi sự kỳ vọng ngày càng tăng của xã hội, mối quan tâm về môi trường và các yêu cầu về mặt pháp lý (Duttagupta, et. al., 2021, Koolwal và Khandelwal, 2019, Nabiebu, Efombruh và Udo, 2019). Bài đánh giá này khám phá một số sáng kiến và chương trình CSR gần đây trong lĩnh vực này cũng như việc tích hợp CSR vào chiến lược kinh doanh và tầm quan trọng của việc đo lường và cả những báo cáo tác động môi trường. Hiện nhiều công ty dầu khí đã đưa ra các sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường ví dụ như đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm đốt dầu khí thường xuyên flaring và giảm phát thải khí methane cũng như đang ngày càng tập trung vào các sáng kiến phát triển cộng đồng ví như xây dựng trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng ở những khu vực họ hoạt động sản xuất kinh doanh, tất cả những sáng kiến này nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và nâng cao phúc lợi xã hội địa phương.
Đối với lĩnh vực dầu khí cũng đã nỗ lực tôn trọng nhân quyền và quyền bản địa, đặc biệt ở những khu vực có cộng đồng bản địa bị ảnh hưởng bởi hoạt động dầu khí (Lorenzato, et. al., 2022, Lu, Guo và Zhang, 2019, Mansoor và Tahir, 2021). Hiện các công ty dầu cũng đang thực hiện các chính sách và thực tiễn để bảo vệ quyền của người dân bản địa và đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa của họ vào quá trình đưa ra các quyết sách. Ngoài ra, vấn đề sức khỏe và an toàn là ưu tiên hàng đầu của lĩnh vực dầu khí và các công ty dầu khí đang triển khai các chương trình nhằm đảm bảo an toàn và phúc lợi cho nhân viên và nhà thầu của họ, điều này bao gồm việc cung cấp đào tạo, thực hiện các quy trình an toàn và tiến hành giám sát và kiểm tra thường xuyên. Hiện nhiều công ty dầu khí cũng đang tập trung vào việc cải thiện tính minh bạch và thực tiễn quản trị, chẳng hạn như tiết lộ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và các sáng kiến CSR của họ, điều này giúp xây dựng niềm tin với các bên liên quan và thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh đầy trách nhiệm (Ajmal và cộng sự, 2021, Nkrumah và cộng sự, 2021, Okoro và cộng sự, 2024).
Hiện nay, các công ty dầu khí cũng đang ngày càng tích hợp CSR vào chiến lược kinh doanh tổng thể của mình khi nhận thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh đầy trách nhiệm có thể góp phần đem lại sự thành công và lợi nhuận lâu dài. Do vậy, CSR không còn được coi là một chức năng riêng biệt mà là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp dầu khí. Ngoài ra, CSR cũng còn đang được tích hợp vào các quy trình quản lý rủi ro, trong đó các công ty dầu khí xác định và quản lý rủi ro ESG có thể ảnh hưởng đến hoạt động, danh tiếng và hiệu quả tài chính của họ. Điều này bao gồm các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, quan hệ cộng đồng và tuân thủ quy định chính sách luật lệ. Bên cạnh đó, các công ty dầu khí cũng đang hợp tác chặt chẽ với nhiều bên liên quan, bao gồm các nhà đầu tư, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương để tìm hiểu kỳ vọng của họ cũng như kết hợp phản hồi của họ vào quá trình đưa ra các quyết sách (Siltalopi, Rajala và Hietala, 2021, Yuan, et. al., 2020). Điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn và nâng cao hiệu quả của các sáng kiến CSR. Hiện CSR còn đang thúc đẩy sự đổi mới và hợp tác trong lĩnh vực, với các công ty dầu khí khác làm việc cùng nhau cũng như với các đối tác bên ngoài để phát triển các giải pháp bền vững cho những thách thức chung, ví như cắt giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Ngoài ra, các công ty dầu khí cũng đang phát triển và sử dụng một loạt số liệu và chỉ số hiệu suất chính (performance indicators-KPI) để có thể định lượng việc đo lường hiệu suất hoặc tiến độ của các mục tiêu chung và mục tiêu kinh doanh cụ thể cũng như đo lường tác động của các sáng kiến CSR của họ. Điều này bao gồm việc theo dõi tiến độ hướng tới các mục tiêu môi trường, mục tiêu phát triển cộng đồng cũng như hiệu suất về sức khỏe và an toàn. Hiện có nhiều báo cáo minh bạch và tiêu chuẩn hóa về hoạt động CSR đang ngày càng được chú trọng bởi các công ty dầu khí khi mà họ đang điều chỉnh các thông lệ báo cáo của mình cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn như Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) và Hội đồng chuẩn mực kế toán bền vững (SASB) nhằm bảo đảm tính nhất quán và khả năng so sánh (Dissanayake, 2021, Hristov và Chirico, 2019, McCullough và Trail, 2023).
Hiện các công ty dầu khí cũng còn đang tham gia cùng với các bên liên quan để thu thập phản hồi về hiệu suất CSR của họ cũng như cải thiện các phương pháp báo cáo và đo lường tác động của họ, điều này giúp đảm bảo các sáng kiến CSR có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên liên quan. Việc đo lường và báo cáo CSR không phải là quá trình tĩnh mà luôn liên tục phát triển với việc các công ty dầu khí không ngừng tìm kiếm phương cách cải thiện các phương pháp đo lường tác động và phương pháp báo cáo nhằm cung cấp cho các bên liên quan thông tin chính xác và có ý nghĩa (Hristov và Appolloni, 2022, Khanal, Akhtaruzzaman và Kularatne, 2021, Yang và Basile, 2021).
Tóm lại, các thực tiễn CSR đương đại trong lĩnh vực dầu khí có đặc điểm là tập trung vào tính bền vững môi trường, phát triển cộng đồng, nhân quyền, sức khỏe và an toàn, tính minh bạch và quản trị. Hiện các công ty dầu khí đang tích hợp CSR vào chiến lược kinh doanh của mình, đo lường và báo cáo về tác động của chúng, đồng thời thu hút các bên liên quan để nâng cao hiệu quả của các sáng kiến CSR. Tất cả những thách thức và rào cản trong quản trị doanh nghiệp CG và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR là những thành phần thiết yếu của thực tiễn kinh doanh hiện đại song chúng cũng có những thách thức và rào cản riêng. Bài đánh giá này cũng đã xem xét một số thách thức chính trong CG và CSR, bao gồm sự phức tạp về quy định, cân bằng các mục tiêu kinh tế với trách nhiệm xã hội và môi trường cũng như giải quyết các kỳ vọng và hoạt động của các bên liên quan. Một trong những thách thức lớn trong CG và CSR là sự phân tán của các khung pháp lý giữa các khu vực pháp lý khác nhau. Đối với các công ty dầu khí hoạt động ở nhiều quốc gia thì phải điều hướng một mạng lưới quy định phức tạp, có thể tốn nhiều thời gian và rất tốn kém (Berber, Slavić và Aleksić, 2019, Coker và cộng sự, 2023, Udokwu và cộng sự, 2023).
Việc đáp ứng các yêu cầu khung pháp lý liên quan đến CG và CSR có thể là thách thức đối với các công ty, đặc biệt là các công ty dầu khí nhỏ hơn với nguồn lực hạn chế. Đối với vấn đề tuân thủ các quy định luật lệ thường đòi hỏi tốn kém thời gian và công sức đáng kể, điều này làm phân tán nguồn lực ra khỏi các hoạt động kinh doanh khác trong bối cảnh pháp lý không ngừng phát triển, với các quy định, luật lệ và hướng dẫn mới được ban hành thường xuyên. Bằng cách theo kịp những thay đổi này và đảm bảo tuân thủ chính sách luật lệ có thể là một nhiệm vụ khó khăn đối với các công ty dầu khí, đặc biệt là những công ty dầu khí hoạt động trong các lĩnh vực được quản lý chặt chẽ như tài chính và chăm sóc sức khỏe, trong đó, ngay cả khi các quy định đã được ban hành thì việc thực thi vẫn có thể luôn là một thách thức. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý có thể thiếu hụt nguồn lực hoặc năng lực để thực thi việc tuân thủ một cách hiệu quả, dẫn đến thiếu trách nhiệm giải trình giữa các công ty dầu khí (Abrahams và cộng sự, 2024, Flammer, Hong và Minor, 2019, Oguejiofor và cộng sự, 2023).
Một trong những thách thức cơ bản của CSR là cân bằng giữa việc theo đuổi lợi nhuận với nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Hiện các công ty dầu khí đang chịu áp lực phải tối đa hóa giá trị cổ đông, đôi khi điều này lại gây tổn hại cho các bên liên quan khác và môi trường. Do vậy, thường có sự căng thẳng giữa các mục tiêu tài chính ngắn hạn và các mục tiêu bền vững dài hạn khi mà các công ty dầu khí có thể ưu tiên lợi nhuận ngắn hạn hơn là tính bền vững lâu dài, dẫn đến những quyết định không có lợi nhất cho xã hội hoặc môi trường (Barnett, 2019, Masum và cộng sự, 2020, Schoenmaker, 2020).
Việc thực hiện các sáng kiến CSR đặc biệt có thể tiêu tốn nhiều nguồn lực, đòi hỏi đầu tư vào công nghệ đổi mới sáng tạo, quy trình và chương trình mới. Hiện các công ty dầu khí có nguồn lực hạn chế có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các chiến lược CSR toàn diện hướng tới sự tập trung vào các sáng kiến ngắn hạn và đặc biệt. Ngày nay, chuỗi cung ứng toàn cầu đặt ra những thách thức cho các công ty dầu khí đang tìm kiếm phương cách đảm bảo các sản phẩm của họ được sản xuất mang tính đạo đức và bền vững. Việc giám sát và quản lý các hoạt động trong chuỗi cung ứng có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong các lĩnh vực có chuỗi cung ứng phức tạp và không rõ ràng (Ghobakhloo và cộng sự, 2023, Li, và cộng sự, 2023, Topleva và Prokopov, 2020).
Hiện các công ty dầu khí có trách nhiệm giải trình trước nhiều bên liên quan, bao gồm các cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng nơi họ hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc cân bằng lợi ích và kỳ vọng của các nhóm đa dạng này có thể luôn là một thách thức. Hiện các bên liên quan ngày càng có tiếng nói và chủ động trong việc buộc các công ty dầu khí phải chịu trách nhiệm về hành động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, các phương tiện truyền thông xã hội và truyền thông số đã hỗ trợ các bên liên quan dễ dàng tổ chức và huy động hơn, khuếch đại tác động của họ (Andriukaitiene, Janulionis và Voronkova, 2019, Bebchuk và Tallarita, 2022, Mahmud, Ding và Hasan, 2021).
Việc duy trì danh tiếng tích cực của công ty dầu khí là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi vì dư luận tiêu cực có thể có tác động đáng kể đến hình ảnh thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng doanh nghiệp. Do vậy, việc quản lý kỳ vọng của các bên liên quan và giải quyết các mối quan ngại một cách chủ động là điều cần thiết để bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp. Đối với xung đột có thể nảy sinh giữa các bên liên quan có lợi ích cạnh tranh, điều này đòi hỏi các công ty dầu khí phải giải quyết các vấn đề phức tạp và thường là rất nhạy cảm. Việc giải quyết những xung đột này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ, khả năng đàm phán và cam kết tìm kiếm các giải pháp cùng có lợi (Le, 2023, Khan và cộng sự, 2022, Özkan và cộng sự, 2020).
Tóm lại, CG và CSR đặt ra nhiều thách thức cho các công ty dầu khí, bao gồm sự phức tạp về quy định, cân bằng các mục tiêu kinh tế với trách nhiệm xã hội và môi trường cũng như giải quyết các kỳ vọng và hoạt động của các bên liên quan. Do đó, việc vượt qua những thách thức này đòi hỏi phải có cam kết về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của các bên liên quan cũng như sự sẵn sàng thích ứng với bối cảnh kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.
Link nguồn:
https://www.researchgate.net/publication/379429680_Corporate_governance_and_CSR_for_sustainability_in_Oil_and_Gas_Trends_challenges_and_best_practices_A_review
Quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí (Kỳ 1)