Ảnh minh họa
Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford (Oxford Institute for Energy Studies-OIES) được thành lập từ năm 1982 tại Oxford (Vương quốc Anh). Thông qua chuyên môn đa ngành, OIES tạo lập các nghiên cứu độc lập, chất lượng cao thông qua việc xuất bản phân tích độc đáo về các vấn đề năng lượng mang tính thời sự liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, thị trường, chính sách, quy định và quá trình chuyển đổi năng lượng trên toàn bộ nền kinh tế năng lượng toàn cầu. Các ấn phẩm nghiên cứu chuyên về các mảng chuyển đổi năng lượng, khí ga, điện lực, dầu khí và Trung Quốc
Các ấn phẩm của OIES phục vụ nhiều đối tượng khác nhau bao gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, chính phủ, ngành công nghiệp, học giả, phương tiện truyền thông và các nhà hoạch định chính sách cũng như thường xuyên được sử dụng trong các tương tác trực tiếp với chính phủ, ngành công nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý và học giả.
Xin trân trọng giới thiệu nội dung chính của ấn phẩm với tựa đề “Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024” của Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford số ra tháng 1/2024 để độc giả tham khảo.
1. Giới thiệu: Quá trình chuyển đổi năng lượng đến thời điểm vụt lớn
Hiện quá trình chuyển đổi năng lượng phần lớn đã được tạo ra từ bộ ba bất khả thi về năng lượng trong suốt thập kỷ qua, theo đó xác định ba động lực chính của hệ thống năng lượng toàn cầu là: an ninh nguồn cung, tính bền vững và khả năng tiếp cận. Đây là những động lực quan trọng thúc đẩy chính sách năng lượng và thị trường dùng cuối. Lập luận chiếm ưu thế sau cuộc chiến ở Ukraine và sau đó là giá khí đốt và điện tăng đột biến, là khuôn khổ ba hướng động lực trên đã dựa nhiều hơn vào sự hỗ trợ an ninh nguồn cung song lại phải trả giá của sự bền vững.
Các chủ đề chính của năm 2024 gợi ý một điều không chỉ là tính an ninh và tính bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mà giờ đây chúng còn trở thành hai mặt của cùng một đồng tiền xu. Có lẽ điều này đòi hỏi phải định hình lại bộ ba bất khả thi như một vấn đề khá nan giải là một mặt là an ninh/bền vững và giá cả năng lượng cũng đều là những vấn đề quan trọng song mặt khác, vấn đề tiếp cận lại được phát triển riêng biệt. Tuy vậy, nó được đóng khung phạm vi đánh đổi giữa các mục tiêu bị giới hạn và làm suy yếu tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và sự chấp nhận của công chúng cũng như mục tiêu phát triển bền vững và tiếp cận năng lượng.
Do đó, các chủ đề chủ chốt của chúng ta cho năm 2024 sẽ được hướng tới một đường hướng đi mới. Thực tế của sự mới đấu với nền kinh tế năng lượng cũ với trọng tâm là loại bỏ carbon, điện khí hóa và năng lượng tái tạo mà bây giờ tất cả chúng ta đều đã hiểu rõ. Quá trình chuyển đổi năng lượng hiện đã có những bước tiến lớn trong một số lĩnh vực song vẫn còn gặp khó khăn đối với quy mô và phạm vi của sự thách thức toàn cầu như Hội nghị COP28 ở Dubai (UAE) vừa qua đã từng thừa nhận.
Hiện nhu cầu hydrocarbon trên toàn cầu tiếp tục có chiều hướng gia tăng ngay cả khi chúng ta đạt nhiều tiến bộ trong công nghệ năng lượng mới và xây dựng hoàn thiện năng lượng tái tạo để thu thập hơi nước. Tuy vậy, trên thực tế là thị trường dầu khí dường như đang tập trung vượt ra ngoài rủi ro về nguồn cung ngắn hạn (dầu thô) và nguyên tắc thắt chặt nguồn cung (khí đốt của Châu Âu), đều này cho thấy an ninh về rủi ro nguồn cung đã bị lu mờ một phần và đang không còn là chủ đề thống trị duy nhất hiện tại. Thay vào đó, tính bền vững thông qua năng lượng xanh lại đang nổi lên như một thành phần chìa khóa của các chiến lược kết hợp an ninh nguồn cung, chính sách công nghiệp, ngoại giao về ứng phó với biến đổi khí hậu và quan hệ quốc tế.
Đối với hydrocarbon, nhìn chung bức tranh toàn cảnh về cơ bản là rất phức tạp. Trong khi nhu cầu dầu mỏ tiếp tục gia tăng trên toàn cầu thì mức tiêu thụ dầu của các nước thành viên OECD hầu như không thay đổi và Trung Quốc cũng như các nền kinh tế Châu Á mới nổi khác thì lại chiếm phần lớn sự tăng trưởng nhu cầu về dầu mỏ toàn cầu. Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ sụt giảm hơn so với cùng kỳ năm trước trong năm 2024 do những tác động của khả năng phục hồi sau đại dịch COVID-19 tuy có phần giảm dần nhưng về cơ bản vẫn còn mạnh mẽ song không quá xa mức trung bình 10 năm trước đại dịch COVID-19. Đối với điện khí hóa và hiệu suất sử dụng nhiên liệu vận tải ở hầu hết các thị trường, nhu cầu dự kiến cũng có những chỉ dấu chững lại trong trung hạn mặc dù thời gian là không chắc chắn. Việc mở rộng các sản phẩm hóa lọc dầu thay thế phương tiện vận tải trở thành động lực chính của nhu cầu dầu sẽ quyết định đường cầu trong dài hạn, tuy vậy, có điều gì đó xảy ra xung quanh cũng còn có rất nhiều điều không chắc chắn. Đó là các lệnh trừng phạt của Châu Âu và các nước phương Tây khác áp đặt đối với dầu khí của CHLB Nga đã chỉ ra sự thay đổi trong dòng chảy thương mại song nguồn cung chỉ thay đổi chút ít, đây là một chiến thắng nữa cho khả năng phục hồi của CHLB Nga và tính linh hoạt của thị trường dầu mỏ.
Đối với khí đốt, sự xáo trộn lớn nhất do sự biến mất khí đốt của CHLB Nga ở thị trường Châu Âu đã dẫn đến sự gia tăng đột biến lịch sử về giá giao dịch khí đốt trên toàn cầu. Tuy nhiên lại một lần nữa, thị trường đã giải quyết được tình trạng thâm hụt trên thông qua nhập khẩu LNG, quản lý điều hành bể kho dự trữ quốc gia và giảm nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đã giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2023, điều đó đã giúp làm giảm bớt căng thẳng về cán cân cung cầu. Mặc dù chúng ta đánh giá các nguyên tắc cơ bản về khí đốt của Châu Âu là khá chặt chẽ và linh hoạt đối với cả nguồn cung và cầu có chiều hướng giảm dẫn đến việc thị trường dường như đã bớt quan ngại hơn. Tuy giá xăng dầu tăng nhanh và đường cong phẳng phía trước tiếp tục xem ra có vẻ yếu là do phần lớn được hỗ trợ bởi sự thành công của Châu Âu trong việc bơm bổ sung thêm lấp đầy bể kho dự trữ dầu trong những tháng mùa hè. Giá dầu đã có chút mềm mại hơn dường như mâu thuẫn với triển vọng giá LNG trong năm 2024 đưa ra dự báo tốt nhất khi nguồn cung dầu sẽ tăng thêm khoảng 20 tỷ mét khối khí (bcm) ngay trong năm nay được bổ sung tung ra thị trường khi mà nhu cầu có thể đạt mức đỉnh trên mức bổ sung đó, đặc biệt nếu phần còn lại của khu vực bắc bán cầu có mùa đông lạnh hơn so những năm gần đây, do vậy, điều này có hàm ý lượng tồn kho dầu sẽ giảm sâu hơn.
Trong khi mức tăng trưởng nguồn cung dầu ngoài OPEC khá mạnh mẽ vào cuối năm 2023 đã khiến nhiều người ngạc nhiên, điều này đã thúc đẩy OPEC+ tiếp tục và tăng cường sứ mệnh cân bằng cung cầu của mình, từ đó tạo ra năng lực dự trữ lượng dầu tồn kho của OPEC, từ đó giúp bảo vệ thị trường dầu tránh khỏi tác động của rủi ro địa chính trị và nguồn cung. Tóm lại, mặc dù cuộc xung đột Israel ở dải Gaza đã mở rộng hơn song thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn có dấu hiệu chỉ ra lạc quan một cách đáng ngạc nhiên và phản ứng về giá dầu trước các mối đe dọa nguồn cung đã có phần thu hẹp lại, điều đó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Mặt khác, lịch trình bỏ phiếu bầu cử diễn ra dày đặc trong năm 2024 và ngày càng gia tăng vũ khí hóa chính sách năng lượng trong chính trị dân chủ có thể vẫn chưa thử thách khả năng phục hồi giá dầu đó.
Một câu hỏi đặt ra là tất cả những điều trên đã đặt sự chuyển đổi năng lượng ở vị trí nào? Tất nhiên, điệp khúc bấy lâu nay mà chính phủ nhiều nước và các tập đoàn dầu khí luôn lặp lại việc họ sẽ luôn ủng hộ các mục tiêu và thực hiện các cam kết bằng hành động thực tế. Điều này sẽ là rất quan trọng đối với các cam kết hành động về cắt giảm phát thải khí methane và tài trợ cho quá trình chuyển đổi thông qua các quỹ đa phương hoặc các hệ thống ngân hàng truyền thống và điều hiển nhiên là các mục tiêu then chốt mới về năng lượng tái tạo, tính hiệu quả và mở rộng quy mô phát triển công nghệ loại bỏ carbon. Tuy vậy, chính phủ nhiều nước lại đang tỏ ra khá khôn ngoan khi nhìn nhận thực tế chính sách chuyển đổi năng lượng lớn cũng chính là động lực quan trọng cho tăng trưởng và gia tăng khả năng cạnh tranh, và các nhà phân tích thì cho rằng đây chính là một đường hướng mới đối với các chính sách bảo hộ (protectionist policies). Dự kiến vẫn sẽ xuất hiện nhiều gia tăng căng thẳng hơn giữa các nền kinh tế đã công nghiệp hóa, những quốc gia nói chung đủ phương tiện tiềm lực để tài trợ và trợ cấp cho đầu tư chuyển đổi, và tất nhiên những nước nghèo đang phát triển (Global South) nơi có rất ít khả năng tiếp cận khoản đầu tư hơn nữa.
Xét về một số yếu tố trọng yếu của quá trình chuyển đổi, chúng ta nhận thấy năng lượng gió ngoài khơi, hydrogen và thị trường carbon đều là những điểm nóng trong năm 2024. Các nhà đầu tư dự kiến phát triển các trang trại gió ngoài khơi đã phải chùn bước trước giá cả lạm phát tăng phi mã trong 2023, điều này buộc chính phủ nhiều nước phải xem xét lại sân chơi tài chính và cân nhắc liệu họ có cần đưa ra những ưu đãi mới đặt lên bàn cho các nhà đầu tư hay không, cho dù là về mặt hậu cần cảng biển, gia tăng đình trệ mức đơn giá áp cho việc cung cấp điện hoặc giải pháp giúp giảm bớt tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các bộ phận thiết bị điện gió ngoài khơi. Đối với hydrogen thì câu chuyện là một trong những cuộc chạy đua không ngừng nghỉ để bắt kịp mục tiêu. Một điều phi thực tế là các mục tiêu nâng cấp của Châu Âu về điện phân và kích hoạt công nghệ CCS hydrogen được cho thấy có rất ít dấu hiệu được đáp ứng, điều đó có nghĩa là hydro xanh da trời blue chuyển hóa từ tái sinh reforming khí methane sẽ thống trị ngành công nghiệp ở Châu Âu lâu hơn. Các giải pháp chính sách, công nghệ và quản lý carbon vẫn là điều rất quan trọng trong việc thúc đẩy hướng tới mục tiêu cắt giảm phát thải khí CO₂ ròng bằng 0, đặc biệt là trong các lĩnh vực khó giảm bớt. Hạn chế tiến bộ về các quy định luật lệ cho thị trường carbon toàn cầu sẽ có thể làm chuyển dịch trọng tâm sang các thỏa thuận song phương như một phương tiện thúc đẩy đầu tư công nghệ đổi mới sáng tạo về thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) và loại bỏ carbon dioxide (CDR). Đây là những nhiệm vụ đầy thử thách của việc nâng tầm chất lượng và tính toàn vẹn của thị trường tín chỉ carbon có thể tạo ra những động lực mới vào năm 2024.
Trong tất cả các chủ đề trên, vấn đề ưu tiên (wildcard) vẫn là Trung Quốc, quốc gia tiếp tục đóng vai trò thống trị trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng khi đóng vai trò vừa là nhà nhập khẩu và tiêu thụ hydrocarbon lớn cũng vừa là nhà cung cấp hàng đầu thế giới các công nghệ đổi mới sáng tạo và thành phần chuyển đổi năng lượng. Trong khi tiếp cận với thị trường toàn cầu trên cả hai lĩnh vực trên khía cạnh giao dịch thương mại thì quan điểm thái độ các chính sách đối ngoại toàn cầu và khu vực của Trung Quốc cũng như tiềm năng của các hoạt động gia tăng căng thẳng mới ở khu vực Biển Đông hay quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và Châu Âu đều khiến quốc gia này trở thành một vấn đề tiêu biểu toàn cầu. Chính sách đối ngoại và năng lượng của Bắc Kinh cũng sẽ vẫn là một trong số những lực lượng sâu sắc và không chắc chắn nhất trong việc định hình bối cảnh năng lượng toàn cầu trong năm 2024.
2. Thời điểm hành động sau COP28
Hội nghị COP28 đã kết thúc vào ngày 13/12 năm ngoái với sự phô trương thể hiện xung quanh việc đưa cụm từ “chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch” trong kết luận cuối cùng của sự kiện. Đây là điều được tụng ca như là sự đề cập đầu tiên mang tính lịch sử về tất cả các nhiên liệu hóa thạch phổ biến trong tài liệu của COP28 song trên thực tế đã có xuất hiện đủ cảnh báo trong văn bản mà ngay cả những nhà sản xuất dầu lớn nhất cũng không tỏ lo lắng quá mức về tương lai của họ. Kết quả là, mặc dù sẽ là rất thú vị để nhận thấy tương lai của nhiên liệu hóa thạch được các quốc gia khác nhau cân nhắc giải thích trong năm 2024 vì trên thực tế đã có một số hành động cụ thể nổi lên nhiều hơn từ COP28, điều này được coi là rất quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng và xứng đáng được tập trung hành động một cách cụ thể trong 12 tháng tới. Đó là bao gồm các chủ đề nội dung:
Hành động về cắt giảm phát thải khí methane: Một trong những chủ đề chính của COP28 là cần tập trung vào việc cắt giảm lượng khí thải methane tăng mạnh vào năm 2030. Tổng cộng có tới 155 quốc gia hiện đã tham gia thỏa thuận cam kết cắt giảm 30% lượng phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030, trong khi 50 công ty dầu khí lớn trên thế giới (trong đó gồm có 30 công ty dầu khí quốc gia NOC) đã ký “Hiến chương loại bỏ carbon trong dầu và khí đốt” với cam kết cắt giảm lượng khí thải methane xuống mức gần bằng 0 vào cuối thập kỷ này. Như vậy, với rất ít quỹ thời gian còn lại để thực hiện hành động cam kết quan trọng, các công ty dầu khí bắt buộc phải đem lại kết quả cụ thể trong năm 2024 và được nhận thấy là họ có thể làm được điều đó. Được coi là một phần của quá trình giám sát tiến trình trên, một tập đoàn dầu khí lớn dưới sự bảo trợ của IEA và tổ chức phi lợi nhuận Quỹ Bảo vệ môi trường (Hoa Kỳ) sẽ cung cấp dữ liệu hình ảnh từ chòm vệ tinh khác nhau để cho phép việc “chỉ tên và chỉ trích” các nguồn phát thải methane chính để khiến các cổ đông nhà đầu tư chính đưa ra yêu cầu các công ty dầu khí tích cực hoạt động ngăn chặn rò rỉ và cắt giảm lượng phát thải methane ra môi trường. Điều quan trọng là phải xem liệu quá trình này có bắt đầu tiến triển hoạt động và thực sự hiệu quả trong năm nay hay không.
Trách nhiệm của các công ty dầu khí: Cộng đồng dầu khí tỏ vui mừng khi được quay trở lại dự COP28 thành công và đưa ra một số lời hứa cam kết rất táo bạo để thể hiện sự quan tâm của họ trong việc trở thành một phần của tiến trình chuyển đổi năng lượng. Theo đó, song hành cùng với việc cắt giảm phát thải khí methane, những điều này tập trung vào việc cắt giảm thuộc Phạm vi 1 (scope 1: tất cả lượng phát thải nhà kính GHG phát sinh trực tiếp từ các nhà máy, hoạt động của một tổ chức, lượng khí thải này nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của tổ chức) và Phạm vi 2 (scope 2: phát thải gián tiếp phát sinh từ việc tổ chức mua điện, năng lượng để sử dụng cho hoạt động sản xuất-kinh doanh. Đây là lượng phát thải được tạo ra trong quá trình sản xuất năng lượng của các đơn vị cung cấp năng lượng, nhưng được tổ chức mua lại để sử dụng cho hoạt động kinh doanh) lượng khí thải CO₂ ròng bằng 0 vào năm 2050 cũng như ngăn chặn việc đốt dầu thường xuyên và nỗ lực phát triển công nghệ CCUS như một giải pháp kinh doanh khả thi. Lĩnh vực công nghiệp dầu khí bây giờ phải chứng minh sự sẵn sàng và khả năng tiềm tàng của mình để thực hiện những điều hứa cam kết này. Mục tiêu ngắn hạn rõ ràng nhất có thể đo lường được là xung quanh sự đốt dầu thường xuyên flaring, vì vậy năm 2024 có thể sẽ là năm khi hiện tượng flaring bắt đầu sụt giảm mạnh và khi đó, chòm vệ tinh sẽ lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc giám sát một cách rất hiệu quả.
Thay đổi vai trò Ngân hàng thế giới WB: Hiện đã xuất hiện nhiều chỉ trích về vai trò của WB cho đến nay vẫn đóng vai trò tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước đang phát triển vì vẫn chưa tìm ra phương cách ưu tiên vấn đề môi trường hơn là sự phục hồi kinh tế. Chủ tịch WB Ajay Banga (người Hoa Kỳ gốc Ấn Độ) đã đưa ra lời hứa tỷ trọng tài chính dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu trong danh mục đầu tư của WB sẽ tăng lên 45% so với mức 35% như hiện tại cũng như các điều khoản cho vay sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn và việc hoãn trả nợ cũng sẽ được áp dụng cho những quốc gia dễ bị tổn thương nhất. Kết luận COP28 cũng đã xác nhận tất cả những điều trên và đã kêu gọi WB đóng vai trò to lớn hơn trong việc giảm thiểu rủi ro để cho phép nhiều đầu tư tư nhân hỗ trợ nhiều hơn ở những nước nghèo đang phát triển (Global South). Do đó, năm 2024 cũng sẽ là một năm mà WB phải đổi mới vai trò của mình hoặc phải đối mặt với thách thức ngày càng gia tăng từ các cổ đông ở các nước phát triển (Global North).
Cam kết cung cấp tài chính đối với thế giới đang phát triển (Developing World): Mặc dù nguồn vốn đầu tư tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu là trọng tâm trong số tất cả các hoạt động chuyển đổi năng lượng song vẫn còn đó ba lĩnh vực nổi bật hiển diện trong năm 2024 trước thềm COP29 ở thủ đô Baku của CH Azerbaijan, sẽ chắc chắn được gọi là Hội nghị “COP tài chính” (finance COP) hay không bởi những lý do chính sau:
Thứ nhất, liệu Quỹ Tổn thất và thiệt hại với tổng ngân quỹ trị giá hơn 800 triệu USD được huy động đóng góp nhân COP28 nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu trong việc ứng phó với những tổn thất và thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế liên quan đến những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, có trở thành một nguồn tài chính đáng tin cậy? Hiện tại với nguồn ngân quỹ trị giá dưới 1 tỷ USD này song các quy định luật lệ về việc giải ngân và sử dụng các khoản tài trợ vẫn chưa được rõ ràng. Mặc dù thông báo thành lập quỹ trên được công bố tại COP28 được coi là một thắng lợi song liệu hoạt động của quỹ này có thực sự hiệu quả trong năm 2024 hay không vẫn còn là một ẩn số?
Thứ hai, liệu thế giới phát triển cuối cùng có được coi là đã thực hiện cam kết cung cấp 100 tỷ USD như đã hứa cho hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu hay không khi mà được cho là đã thất bại do chưa thực hiện được cam kết này cho đến nay. Mặc dù có nhiều mục tiêu đề ra cho năm 2020 và 2021 đã bị bỏ lỡ song báo cáo của OECD gần đây lại tuyên bố hầu hết các mục tiêu đều đã được đáp ứng vào năm 2022 mặc dù nhiều nước đang phát triển phản đối vì không nhận thấy có bằng chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, việc đưa ra các cam kết mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu trong một năm mới chỉ là bước khởi đầu nếu điều đó có thể được chứng minh kết quả một cách cụ thể. Do vậy mà mức độ tương tự cần đạt được kết quả thực chất trong năm 2023 và cả năm 2024.
Thứ ba, liệu có thể đạt được thỏa thuận về tài trợ cho các nước đang phát triển từ năm 2025? Như mọi người đã biết, điểm mới của Mục tiêu định lượng tập thể mới về tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu (the new collective quantified goal on climate finance-NCQG) đang được các bên liên quan đàm phán trong năm 2024 và sẽ được thống nhất tại Hội nghị COP29 tới, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Theo đó, văn kiện cuối cùng của COP xác định nhu cầu đầu tư nguồn vốn tài chính trị giá gần 6 nghìn tỷ USD dành cho các nước đang phát triển trong giai đoạn 2023-2030, tương ứng với con số khoảng 850 tỷ USD mỗi năm. Liệu các quốc gia phát triển có thể cam kết bất cứ điều gì như con số này hay không thì là điều còn đáng phải nghi ngờ song bất cứ điều gì đi nữa khi có mức dưới 500 tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2025 thì sẽ khiến thế giới đánh mất đi đáng kể đạt được mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu?
Những tiến bộ trong hiệu quả năng lượng và tái tạo: Hai trong số những mục tiêu ít gây tranh cãi nhất đã được đặt ra tại COP28 liên quan đến việc tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo lên 11.000GW vào năm 2030 và tăng gấp đôi sản lượng toàn cầu về cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng từ 2% lên 4% mỗi năm (được đo bằng đơn vị năng lượng trên mỗi đồng đô-la của GDP). Do vậy, hai mục tiêu trên dễ được đo lường song cũng lại là những thách thức cần đạt được và một sự khởi đầu tốt là điều cần thiết trong năm 2024 để tiếp tục đà phát triển từ COP28 ở Dubai vừa qua.
Tóm lại, cam kết lâu dài của thế giới trong việc chuyển đổi khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã được đặt ra tại COP28 ở Dubai song trong ngắn hạn còn có một số mục tiêu cụ thể hơn cần phải đạt được để giữ cho thế giới nói chung đang đi đúng hướng để đáp ứng các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu của mình. Tuy vậy, những điều này cũng sẽ phải được theo dõi, giám sát cẩn thận trong năm 2024 để sẽ đưa các công ty dầu khí và quốc gia đã hứa cam kết ra xem xét xử lý trách nhiệm và nếu cần thiết thì sẽ triệu tập họ đến dự Hội nghị COP29 sẽ nhóm họp vào tháng 11 tới ở Baku.
3. Chuyển đổi năng lượng: Khi chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành chủ nghĩa bảo hộ
Đường hướng chuyển đổi năng lượng không giải quyết được tất cả các yếu tố của bộ ba năng lượng bất khả thi là: an ninh (của nguồn cung), tính bền vững và khả năng chi trả, sẽ đấu tranh để có được sự chấp nhận của công chúng và công chúng cũng đang sôi nổi tranh luận xung quanh quá trình chuyển đổi năng lượng có thể sẽ diễn ra gay gắt hơn trong năm 2024. Hiện nhiều cuộc bầu cử trên toàn cầu diễn ra trong năm 2024 có nghĩa là các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ được xem xét kỹ lưỡng như một phần quan trọng của chính sách công nghiệp, kinh tế và thậm chí cả xã hội. Các thách thức của bộ ba năng lượng bất khả thi về không gian đánh đổi là rất hạn chế. Phân phối dưới mức trên bất kỳ mục tiêu nào thì đều sẽ làm suy yếu toàn bộ tổ hợp năng lượng cũng như các mục tiêu quan trọng khác như tăng trưởng, cạnh tranh và mục tiêu phát triển bền vững cũng như tiếp cận năng lượng.
Hiện việc cân bằng bộ ba năng lượng bất khả thi trong năm 2024 và xa hơn thế nữa sẽ là điều rất quan trọng. Năng lượng là chìa khóa cho tiến bộ kinh tế và phát triển, do đó nó đảm bảo an ninh năng lượng sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách toàn cầu. Tuy vậy, điều này là không đủ để có nguồn năng lượng an toàn. Năng lượng phải có giá cả phải chăng để đảm bảo nhiều mục tiêu, bao gồm nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế, đảm bảo tiếp cận năng lượng một cách rộng rãi và thúc đẩy chấp nhận cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Chi phí năng lượng cao hơn sẽ làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp và hộ gia đình, ngay cả ở những nền kinh tế phát triển. Ở các nước đang phát triển nơi thu nhập và khả năng tiếp cận năng lượng thấp thì khả năng chi trả lại trở thành một vấn đề cấp bách hơn. Năng lượng cũng phải được cung cấp một cách bền vững và hệ thống năng lượng phải phù hợp hơn để đáp ứng các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chủ đề chính yếu trong năm 2024 sẽ là chuyển hướng từ thị trường sang vai trò lớn hơn của nhà nước trong thị trường năng lượng và sự phát triển của chính sách công nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới. Ở phương Tây, người ta cho rằng Hoa Kỳ đã nổ phát pháo hiệu khởi đầu bằng đạo luật Giảm thiểu lạm phát năm 2022 (IRA), điều đó đã báo trước những điều tương tự như cách tiếp cận từ EU và các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn khác. Trong khi hầu hết đều chấp nhận việc nhà nước trợ cấp và đầu tư lớn cũng như ban hành các quy định luật lệ liên quan cũng là điều rất quan trọng đối với những tiến bộ cần thiết để ứng dụng một loạt các công nghệ tiên tiến chuyển đổi phát triển từ khái niệm đến phân phối, thì đều cũng cần có sự cân bằng tốt một mặt giữa một bên là tài trợ trực tiếp của chính phủ cho một lĩnh vực chiến lược và một mặt khác là cho chủ nghĩa bảo hộ và quá trình chuyển đổi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài quay trở lại quốc gia gốc (onshoring).
Các chính sách về lĩnh vực công nghiệp như đạo luật IRA (Hoa Kỳ) và “Kế hoạch công nghiệp thỏa thuận xanh” (green deal industrial plan) của EU cùng với các biện pháp thương mại đơn phương khác được thúc đẩy bởi những cân nhắc về ứng phó với biến đổi khí hậu như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (carbon border adjustment mechanism-CBAM) đang đặt ra những câu hỏi quan trọng về bản chất đang thay đổi của cuộc cạnh tranh, tốc độ phổ biến ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo và sự hợp tác cũng như tác động của chúng đối với các quốc gia sở hữu nguồn năng lượng tái tạo và nguồn lực khoáng sản song lại không có khả năng tham gia cuộc chạy đua về mặt công nghệ đổi mới sáng tạo thông qua việc cung cấp trợ cấp và khuyến khích phát triển ngành công nghiệp của họ. Lịch bầu cử diễn ra dày đặc có nghĩa là những vấn đề này sẽ trở nên nổi bật trong năm 2024 và được vũ trang hóa (weaponized) bởi các đảng phái chính trị.
Cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các nền kinh tế lớn trên toàn cầu đang đóng vai trò tích cực trong vấn đề trên. Sự thống trị thành công của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản pin năng lượng mặt trời và pin trọng yếu toàn cầu thông qua chính sách công nghiệp ngày càng tinh vi phức tạp có trước IRA khi bản thân đạo luật cũng là một phương tiện thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp Hoa Kỳ hậu COVID-19. Tuy vậy, sự cạnh tranh giữa các quốc gia để kiểm soát các thành tố chủ chốt của chuỗi cung ứng lượng carbon thấp và thiết lập vị trí dẫn đầu trong các nguồn năng lượng mới có khả năng thực sự làm kìm hãm quá trình tiến bộ toàn cầu và trở thành lực cản cho quá trình chuyển đổi năng lượng, đặc biệt nếu các vấn đề như tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao công nghệ, tăng tính sẵn có và giảm thiểu chi phí tài chính cho những nước nghèo đang phát triển (Global South) và điều hành quan hệ thương mại còn không được giải quyết triệt để. Nguy cơ các công nghệ chuyển đổi bị ngăn cản và hợp tác quốc tế về công nghệ năng lượng tiên tiến mới trong một thế giới bị chia cắt về mặt địa chính trị đang suy giảm, thì ngày càng trở thành điều hiện thực.
COP-28 kết tinh những căng thẳng cố hữu trong quá trình chuyển đổi năng lượng đa tốc độ
Hiện những quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ hoặc “các biện pháp phòng vệ thương mại đơn phương” của các quốc gia đang phát triển được cho là có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững và quá trình chuyển đổi “công bằng (năng lượng)” đã được Brazil đưa ra tại COP28 vừa qua đại diện cho nhóm các nước “BASIC” (gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi) với tranh luận cho rằng một số biện pháp xanh, chẳng hạn như thuế carbon xuyên biên giới (tức là CBMA của EU) được cho là không phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới-WTO. Các bên liên quan cũng nên đưa ra sự phản đối chung đối với bất kỳ biện pháp nào nhằm hạn chế thương mại và đầu tư cũng như thiết lập các rào cản thương mại xanh mới, chẳng hạn như thuế carbon xuyên biên giới một cách đơn phương với lý do giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu song lại không tương thích với các quy tắc đa phương của WTO và nguyên tắc công bằng và trách nhiệm chung của Thỏa thuận Paris song cần phải có phân biệt giữa trách nhiệm và khả năng tương ứng (common but differentiated responsibilities and respective capabilities -CBDR-RC) trong bối cảnh hoàn cảnh quốc gia rất khác nhau như nhóm nước trên đã tuyên bố tại COP28 vừa qua ở Dubai.
Khả năng của COP trong việc thiết lập đường hướng đi rộng nhất cho chính sách sẽ tiếp tục bị lu mờ bởi chính sách công nghiệp và thương mại của từng quốc gia hoặc nhóm quốc gia (trong trường hợp là EU hoặc G7), hiện đang thiết lập lộ trình loại bỏ carbon nhanh hơn so với các biện pháp chỉ bao quát những cam kết đa phương. Nói cách khác, lập luận về hành động ngay bây giờ và việc thành lập các “câu lạc bộ ứng phó với biến đổi khí hậu” hướng tới mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu nhiều hơn một cách đầy tham vọng (vào tháng 12/2022, G7 đã thành lập Câu lạc bộ khí hậu G7) đang vượt qua nhu cầu cần có sự phối hợp và nỗ lực tập thể với sự nhấn mạnh vai trò của các quốc gia, đặc biệt là trong những nước nghèo đang phát triển (Global South) cũng như trong những nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu phải dựa trên các nguyên tắc như công bằng chuyển đổi năng lượng, trách nhiệm khác biệt và có tính đến hoàn cảnh, đường hướng và cách tiếp cận của các quốc gia sẽ khác nhau.