Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 11 sang EU nên việc chuẩn bị xây dựng sớm CBAM của riêng mình là rất quan trọng (Ảnh minh họa)
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 6/2023), điểm nổi bật của những tác động EU CBAM đối với Việt Nam: (i) EU CBAM có thể có tác động quan trọng đến ngành sắt thép và nhôm. (ii) Tác động có thể đáng kể hơn nếu EU CBAM mở rộng sang các lĩnh vực khác thuộc EU-ETS và các lĩnh vực khác mà các đối tác thương mại với Việt Nam áp dụng chính sách CBM tương tự. (iii) Việt Nam sẽ khó đạt được mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) theo xu hướng hiện nay, thậm chí dưới tác động của EU CBAM. Do đó, Việt Nam nên xem xét các chính sách rộng hơn, chẳng hạn như định giá carbon hoặc giảm cường độ phát thải để đạt mức phát thải net-zero vào năm 2050. Việc áp dụng chính sách định giá carbon có thể giúp giảm EU CBAM tác động và thu được khoản doanh thu để hỗ trợ thêm cho các hành động giảm thiểu ở Việt Nam. (iv) Điều quan trọng là phải hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi EU CBAM khởi động các hoạt động của mình nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định EU CBAM, đầu tư vào đổi mới sáng tạo và nghiên cứu các công nghệ sạch hơn cũng như tăng cường giám sát và khả năng báo cáo. (v) Hiện có còn nhiều bất cập về quy định, yêu cầu thực hiện trong thực tế, các phản hồi và chiến lược được thông qua từ các quốc gia khác liên quan đến việc thực hiện EU CBAM. Do đó, điều quan trọng là phải giám sát chặt chẽ sự phát triển của các quy tắc và yêu cầu EU CBAM và tham gia vào đối thoại mang tính xây dựng với EU và các đối tác thương mại khác nhằm góp phần định hình cuộc thương thảo như cũng như để luôn cập nhật về bất kỳ sự phát triển nào liên quan. Một yêu cầu hợp lý sẽ là việc sử dụng tín chỉ phát thải carbon thay vì phải mua chứng chỉ EU CBAM.
Theo Tân Hoa Xã (6/2023), Liên minh Châu Âu (EU) chuẩn bị thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đầu tiên trên thế giới trong năm nay, điều này sẽ có tác động đáng kể đến xuất khẩu của Việt Nam. EU CBAM dự kiến ban đầu sẽ nhắm tới các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng của Việt Nam bao gồm sắt thép, xi măng, nhôm, phân bón và điện.
Hiệp hội đối tác chuyển đổi năng lượng Đông Nam Á (ETP) thì cho biết, EU CBAM có khả năng gây thiệt hại khoảng 100 triệu USD trong thu nhập xuất khẩu hàng hóa từ các ngành bị ảnh hưởng của đất nước. Theo nghiên cứu được công bố, ngành thép Việt Nam dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi EU CBAM, tiếp theo là ngành nhôm. Các công ty Việt Nam cũng sẽ phải chịu thêm chi phí cho việc báo cáo và xác minh lượng khí thải carbon trong sản phẩm xuất khẩu sang EU. Như vậy, sản lượng sắt thép ước tính giảm 0,8% (2030), trong khi giá trị xuất khẩu cũng giảm 2,3%. Bên cạnh đó, sản lượng nhôm cũng được dự báo sẽ giảm 0,4% về sản lượng và giảm 4,3% về giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này.
Do Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 11 sang EU nên việc chuẩn bị xây dựng sớm CBAM của riêng mình là rất quan trọng. Hiện EU CBAM đang phát triển với nhiều bất ổn bởi vì cơ chế này sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh xuất khẩu của đất nước trên thị trường toàn cầu. Về mặt tích cực, các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể thu được lợi ích tiềm tàng từ các hiệp định thương mại với EU, bao gồm mức thuế thấp hơn và khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn khi họ tăng cường các hoạt động quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp, cắt giảm lượng khí thải carbon trong xuất khẩu sản phẩm của mình. Cơ chế EU CBAM được ban hành nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề “rò rỉ carbon” ra môi trường, điều này nghĩa là các công ty chuyển sản xuất từ EU đến những nơi có quy định phát thải ít nghiêm ngặt hơn để tránh định giá carbon.
EU CBAM có hiệu lực vào tháng 10/2023 với giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 3 năm trước khi đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2034.
Theo Diễn đàn Đông Á (5/2023), EU CBAM ban đầu sẽ nhắm mục tiêu vào các sản phẩm hàng hóa như sắt thép, xi măng, nhôm, phân bón, điện và hydrogen. EU CBAM dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến các nền kinh tế nhiều khí thải như Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa sang thị trường EU. Theo dự báo EU CBAM có khả năng gây ra sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu khoảng 100 triệu USD từ các ngành bị ảnh hưởng của đất nước, ví dụ như ngành sắtthép được đánh giá là bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi EU CBAM ở thời điểm hiện tại. Theo ước tính, một tấn sắt thép xuất khẩu sang EU có thể phải chịu thêm chi phí khoảng 80 USD, tương đương 10% giá xuất khẩu, do vậy, giá trị xuất khẩu sắt thép có thể giảm tới 3,7%. Các lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm nhôm và xi măng. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ phải chịu thêm chi phí hành chính cho việc giám sát, báo cáo và xác minh lượng khí thải carbon có trong sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của mình sang thị trường EU.
Do đó, EU CBAM sẽ cản trở khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. EU CBAM đang phát triển với nhiều điều còn không chắc chắn với những tác động của nó có thể tăng nhanh nếu các ranh giới phát thải gắn liền mở rộng để bao trùm toàn bộ chuỗi giá trị đầu vào sản xuất. Các tác động cũng sẽ gia tăng hơn nữa nếu các quốc gia khác như Vương quốc Anh, Canada và Nhật Bản sẽ tiếp nối EU nhằm áp dụng cơ chế CBAM tương tự của riêng từng quốc gia. Do đó, việc chuẩn bị sớm cho xây dựng và thiết lập CBAM riêng tương tự là rất điều tối quan trọng khi Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 11 vào thị trường EU. Để mở rộng xuất khẩu và tận dụng tối đa lợi ích tiềm năng từ các hiệp định thương mại với EU, Việt Nam sẽ cần giảm thiểu tác động của EU CBAM đối với lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Điều này phần lớn có thể đạt được bằng cách cắt giảm cường độ phát thải carbon của các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU và các nước khác tương tự sau này.
Do các ngành EU CBAM tiêu thụ một lượng điện lớn nên việc loại bỏ carbon trong ngành điện lực sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm phát thải carbon trong ngành này. Tuy vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn để khai thác năng lượng mặt trời và gió để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình loại bỏ carbon trong ngành điện lực. Tiềm năng tổng hợp của năng lượng mặt trời và năng lượng gió cao hơn khoảng 46 lần so với công suất cài đặt của cả nước vào năm 2022.
Việt Nam có thể tập trung vào việc tăng cường thâm nhập năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Việc theo dõi nhanh tiến độ nâng cấp hệ thống mạng lưới điện là rất quan trọng để loại bỏ các rào cản hiện tại đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo, bao gồm cả việc cắt giảm sản lượng điện mặt trời và gió do công suất hệ thống mạng lưới điện hạn chế. Nếu được xây dựng, hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển một chiều điện áp cao có thể hỗ trợ quản lý hệ thộng mạng lưới điện Nam-Bắc và đảm bảo tận dụng được cơ hội sản xuất điện với chi phí thấp nhất.
Việc cải cách thị trường điện, bao gồm cho phép các hợp đồng mua bán điện trực tiếp, sẽ cho phép các lĩnh vực công nghiệp mua năng lượng mặt trời và năng lượng gió trực tiếp từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo độc lập. Khi đó, thị trường sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy năng lượng tái tạo, giảm bớt gánh nặng cho chính phủ trung ương trong việc duy trì an ninh năng lượng.
Trong báo cáo về triển vọng tăng trưởng đầu tư tại Việt Nam năm 2024 (3/2024), tại Mục CBAM dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến các nền kinh tế phát thải nhiều khí thải carbon như Việt Nam, hãng bảo hiểm KPMG nêu rõ, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh Châu Âu (EU CBAM), thuế biên giới carbon đầu tiên trên thế giới, nhằm mục đích cắt giảm lượng khí thải carbon bằng cách giải quyết vấn đề “rò rỉ carbon” ra môi trường, khí quyển. Sự ra đời của EU CBAM có thể sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là nhựa, sắt, thép.
Carbon cũng đang trở thành một vấn đề về lợi thế cạnh tranh: (i) Các công ty EU: Dự kiến chi phí carbon cao hơn do giá giấy phép của EU tăng và giảm giấy phép miễn phí. EU CBAM sẽ dẫn đến giá cao hơn đối với hàng hóa phát thải nhiều khí thải trong EU. (ii) Các công ty ngoài EU: Các nhà sản xuất hàng hóa thuộc diện EU CBAM sẽ phải chịu chi phí carbon khi nhập khẩu vào EU. Chi phí và tác động của dự án sẽ dựa trên lượng khí thải đã được xác minh hoặc dự phòng của EU. (iii) Tác động gián tiếp: Ngày càng có nhiều ưu đãi loại bỏ carbon trong và ngoài EU. Những thay đổi trong động lực cạnh tranh với EU dựa trên cường độ phát thải. (iv) Tác động tương lai: Mở rộng phạm vi phát thải được bao phủ sang Phạm vi 2. Mở rộng phạm vi để bao gồm các ngành mục tiêu bổ sung và các mặt hàng được điều chỉnh.
Tác động của EU CBAM tới Việt Nam: (i) Hạn chế xuất khẩu sang thị trường EU: EU CBAM ước tính sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu các ngành sắt, thép, xi măng, phân bón và nhôm của Việt Nam lên tới 100 triệu USD. Về cơ bản, bằng cách tăng giá, EU CBAM có thể sẽ dẫn đến nhu cầu thấp hơn ở thị trường EU đối với những hàng hóa này. Sắt thép sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là nhôm, dựa trên sản lượng xuất khẩu hiện tại của Việt Nam. Về lâu dài, phạm vi của EU CBAM có thể được mở rộng sang lĩnh vực phát thải gián tiếp và các lĩnh vực khác, có khả năng làm mất đi lợi ích của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) tùy thuộc vào giá carbon áp đặt. (ii) Gây khó khăn cho ngành sản xuất: Việc thực hiện EU CBAM buộc các nhà xuất khẩu Việt Nam phải áp dụng các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính GHG trong quá trình sản xuất, tuy nhiên việc giảm phát thải và đáp ứng các tiêu chí tránh thuế carbon là thách thức đối với các doanh nghiệp do hạn chế trong việc nâng cấp trang thiết bị, máy móc và tìm nguồn cung ứng nguyên liệu bền vững. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn thiếu nhận thức về tiêu chuẩn xanh châu Âu và EU CBAM, có nguy cơ khiến họ gặp bất lợi tại thị trường châu Âu. (iii) Để hỗ trợ mục tiêu trung hòa carbon của Việt Nam: EU CBAM là cơ hội để đẩy nhanh cam kết net-zero vào năm 2050 của Việt Nam. EU CBAM không áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia có ETS đáp ứng tiêu chuẩn của EU. Vì vậy, có thêm động lực để Việt Nam nhanh chóng thiết lập hệ thống định giá carbon (carbon pricing system). Việc áp dụng EU CBAM cũng có thể khuyến khích đầu tư vào các công nghệ đổi mới sáng tạo ít carbon, tiết kiệm năng lượng và tái tạo. Về mặt này, Việt Nam có thể tận dụng nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo tự nhiên dồi dào để loại bỏ carbon trong ngành điện, từ đó giảm khí nhà kính GHG cho toàn bộ nền kinh tế.
Giao dịch tín chỉ carbon: Được coi như là một phần trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam hỗ trợ thiết lập thị trường tín chỉ carbon. Thị trường này sẽ hoạt động dựa trên tổng lượng phát thải và hạn ngạch phát thải được phân bổ cho từng địa phương, từng ngành. Nền tảng giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên tại Việt Nam đã được ra mắt vào năm 2023, mở đường cho một thị trường tín chỉ carbon cởi mở và minh bạch. Tổng cộng đã có 57 triệu tín chỉ carbon có thể được Việt Nam bán cho các tổ chức quốc tế hàng năm với giá dao động từ 3 đến 7 USD mỗi tín chỉ. Năm 2023, Việt Nam lần đầu tiên bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO₂) thông qua Ngân hàng Thế giới WB, thu về 51,5 triệu USD.
Kỳ I: Sự hình thành EU CBAM
Kỳ II: Tại sao CBAM lại quan trọng và ai chịu trách nhiệm?
Kỳ III: EU CBAM và bài toán loại bỏ carbon trong chuỗi cung ứng
Kỳ IV: Yêu cầu và tiến độ thực hiện EU CBAM
Kỳ V: Định giá carbon của nước thứ ba theo EU CBAM
Kỳ VI: Giá carbon của nước thứ ba theo EU CBAM có thể được tính như thế nào?
Kỳ VII: Xác định chi phí carbon cho sản phẩm như thế nào?
Kỳ VIII: Quy trình công nhận và cân nhắc đối với các công cụ định giá carbon
Kỳ IX: Thuế carbon là gì?