Do sự biến động của thị trường giao ngay trong những năm gần đây, người mua LNG Ấn Độ đặt mục tiêu tăng khối lượng có nguồn gốc từ các hợp đồng dài hạn.
Ngành phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu LNG của Ấn Độ
Hiện ngành phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu LNG của CH Ấn Độ, phần lớn là do trợ cấp của chính phủ trung ương trợ giúp ngành này hấp thụ các cú sốc về giá cả LNG trên thị trường toàn cầu. Năm 2023, nhu cầu LNG ở ngành phân bón tăng 24% và chính phủ trung ương đã dành ngân sách 22,7 tỷ USD để trợ cấp cho ngành phân bón cho năm tài khóa 2024. Tuy nhiên, việc sử dụng khí trong lĩnh vực phân bón có thể ngày càng cạnh tranh với các công nghệ hydrogen đang được thử nghiệm trên quy mô lớn. Ước tính có khoảng 5,8 Mtpa công suất ammonia xanh đang được xây dựng, dự kiến đi vào sản xuất lần đầu vào năm 2027.
Mức tiêu thụ LNG của ngành điện lực ở mức thấp do chi phí điện từ khí đốt cao. Từ năm 2022 đến năm 2023, ít nhất một nửa trong số 62 nhà máy điện chạy bằng khí đốt của CH Ấn Độ không tạo ra điện, mặc dù chính phủ trung ương sẽ tiếp tục sử dụng các nhà máy khí đốt để đáp ứng nhu cầu điện cao nhất vào năm 2024. Năng lượng từ khí đốt hiện chiếm 1,8% cơ cấu nguồn điện trong khi năng lượng tái tạo tăng lên 15,6% cơ cấu. Theo các quan chức chính phủ, điện chạy bằng khí đốt có giá từ 13-14 rupee (0,16-0,17 USD), trong khi giá điện tái tạo chỉ là 2,4 rupee (0,029 USD). Về mặt lâu dài, chính phủ trung ương không có ý định xây dựng bất kỳ nhà máy điện chạy bằng khí đốt mới nào.
Trong khi đó, công suất năng lượng tái tạo đang nhanh chóng mở rộng và đặt mục tiêu đạt 500 GW (2030). Sản xuất năng lượng tái tạo, bao gồm cả thủy điện, dự kiến sẽ tăng lên 40% cơ cấu sản xuất điện vào giai đoạn 2029-2030. Trong thời gian đó, việc sản xuất khí đốt có thể bị giới hạn ở vai trò đỉnh cao như một công cụ đối với tính linh hoạt của hệ thống mạng lưới điện, thay vì cho nguồn điện phụ tải cơ sở.
Về nguồn cung cấp khí đốt, CH Ấn Độ đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường ống và kho cảng nhập khẩu mới. Từ tháng 9/2023, có khoảng 10.009 km đường ống dẫn khí đang được xây dựng, dọc theo với công suất tái hóa khí LNG mới được đề xuất là 24 Mtpa. Nếu được xây dựng, các kho cảng mới sẽ đem lại tổng công suất nhập khẩu đạt 71,7 Mtpa. Tuy nhiên, đáng chú ý là tỷ lệ sử dụng đường ống và khí đốt cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp. Từ tháng 4-11/2023, tất cả trừ một kho cảng tái hóa khí hoạt động ở mức dưới 35%. Nhu cầu khí đốt thành phố cũng tăng với tốc độ chậm hơn so với kết nối mạng lưới phân phối, điều này chỉ ra việc sử dụng cơ sở hạ tầng phân phối có thể giảm. Ví dụ như số lượng kết nối mạng lưới phân phối khí đốt thành phố tăng 38% vào năm 2022 và 2023 song mức tiêu thụ gas chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ.
Do sự biến động của thị trường giao ngay trong những năm gần đây, người mua LNG Ấn Độ đặt mục tiêu tăng khối lượng có nguồn gốc từ các hợp đồng dài hạn. Ví dụ như vào tháng 2/2024, hãng Petronet đã gia hạn thời hạn 20 năm hợp đồng mua 7,5 Mtpa LNG, bắt đầu từ năm 2028. Hãng GAIL gần đây cũng đã ký kết hợp đồng 10 năm mua 1 Mtpa của hãng Vitol Asia, bắt đầu từ năm 2026.
Kỳ I: Nguồn cung LNG bùng nổ
Kỳ II: Sản xuất LNG toàn cầu và độ tin cậy
Kỳ III: Người tham gia danh mục đầu tư LNG: Liên kết cung và cầu
Kỳ IV: Triển vọng nhu cầu LNG của Châu Âu
Kỳ V: Triển vọng nhu cầu LNG của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan-Trung quốc
Kỳ VI: Triển vọng nhu cầu LNG của Trung Quốc