Việc gia tăng sản xuất điện hạt nhân và năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục làm giảm nhu cầu LNG cho ngành điện lực. Nhật Bản chuẩn bị tiếp tục khởi động lại các cơ sở điện hạt nhân không hoạt động, với công suất bổ sung 4,4 GW nhắm mục tiêu hoạt động trong hai năm tới. Hàn Quốc đặt mục tiêu bổ sung 7 GW công suất điện hạt nhân mới đến năm 2033 có thể làm giảm tỷ trọng LNG trong cơ cấu năng lượng của đất nước.
Ảnh minh họa
Các kế hoạch dài hạn về ứng phó với biến đổi khí hậu và năng lượng cho thấy nhu cầu LNG thấp hơn. Mục tiêu điện lực của Nhật Bản có thể giảm 50% sản lượng điện sử dụng LNG cho đến năm 2030. Thay vì nhập khẩu thêm LNG, việc bán LNG của Nhật Bản sang các nước khác đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2018, như vậy, các công ty Nhật Bản có thể góp phần giải quyết tình trạng dư cung LNG thay vì hấp thụ hàng hóa từ thị trường toàn cầu. IEEFA ước tính kế hoạch này có thể cắt giảm nhập khẩu LNG của Nhật Bản từ 25,7 Mtpa đến 31,6 Mtpa. Đối với kế hoạch của Hàn Quốc dự báo cắt giảm 20% sản xuất LNG vào năm 2036, điều này có thể làm giảm nhu cầu LNG của ngành điện lực xuống còn 11,8 Mtpa. Mặt khác, chính sách của Đài Loan-Trung quốc nhằm đạt được ngành điện lực không dùng hạt nhân có thể giúp nâng nhập khẩu LNG.
Nhu cầu LNG hỗn hợp tại các thị trường lớn khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan-Trung quốc đều giảm 5,4% (2023), sau khi giảm 1% (2022). Các kế hoạch dài hạn về ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng ở Nhật Bản và Hàn Quốc có thể khiến nhu cầu LNG giảm nhanh trong thập kỷ tới khi cả hai nước nỗ lực tăng cường phát điện từ hạt nhân, năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng khác.
Nhập khẩu LNG của Nhật Bản giảm 8% (2023) xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 (67 Mtpa). Đây chủ yếu là do nhu cầu trong ngành điện lực thấp hơn, nơi mà nguồn cung hạt nhân ngày càng tăng, nhu cầu điện giảm và công suất điện cao hơn từ các nguồn tài nguyên tái tạo đã làm giảm nhu cầu phát điện bằng khí đốt. Năm 2023, sản xuất khí đốt giảm 9% và doanh số bán khí đốt thành phố giảm 4,4% và sản xuất năng lượng tái tạo tăng 5%. Kế hoạch năng lượng chiến lược thứ sáu của Nhật Bản kêu gọi cắt giảm sản lượng khí LNG từ 394 terawatt/giờ (TWh) (2019) giảm xuống còn 187 TWh (-53%) (2030). IEEFA ước tính rằng việc hiện thực hóa kế hoạch này có thể giảm nhập khẩu LNG từ 25,7 Mtpa đến 31,6 Mtpa so với mức của năm 2019.
Việc khởi động lại điện hạt nhân là động lực lớn nhất khiến Nhật Bản giảm nhu cầu LNG vào năm 2023 và có thể tiếp tục giảm thêm nhu cầu LNG. Việc khởi động lại hai tổ máy vào năm 2023 đã tăng cường hoạt động điện hạt nhân từ 10 GW đến 11,5 GW công suất. Việc khởi động lại điện hạt nhân, cùng với việc sử dụng cao hơn đội tàu LNG đang hoạt động, có khả năng giảm nhập khẩu LNG xuống 3,9 Mtpa. Đến năm 2025, dự kiến sẽ khởi động lại cơ sở Shimane Unit 2 và Tổ máy số 6 và 7 của Kashiwazaki-Kariwa sẽ nâng công suất hoạt động lên 15,9 GW vào năm 2025. IEEFA ước tính rằng chỉ riêng việc khởi động lại điện hạt nhân có thể làm giảm lượng nhập khẩu LNG xuống 5,3 Mtpa. Mười một lò phản ứng hạt nhân còn lại đang được xem xét để tái khởi động trong tương lai. Trong trường hợp hiếm hoi là tất cả tổ máy đều được đưa trở lại hoạt động, IEEFA ước tính nhu cầu LNG có thể giảm thêm 12,5 Mtpa. Những thay đổi về quy định vào năm 2023 cũng nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân từ 40 năm lên đến 60 năm.
Sự suy giảm cơ cấu trong nhu cầu LNG của Nhật Bản đã khiến người mua đặt câu hỏi về sự cần thiết của các hợp đồng dài hạn mới. Năm 2023, 5,4 Mtpa hợp đồng dài hạn đã hết hạn và một cuộc khảo sát gần đây của các nhà nhập khẩu Nhật Bản cho rằng số lượng hợp đồng LNG có thời hạn cố định hàng năm có thể giảm từ 79 Mtpa (2022) xuống còn 55 Mtpa (2030). Chiến lược nguồn tài nguyên quốc tế mới tăng cường an ninh LNG của Nhật Bản đã đặt mục tiêu xử lý LNG vào năm 2030 là 100 Mtpa đối với các công ty Nhật Bản. Kết quả của chiến lược này là sự kết hợp với nhu cầu trong nước giảm sút, các công ty Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục phát triển nhu cầu LNG ở những nơi khác ở thị trường châu Á bằng cách đầu tư vào hạ tầng hạ nguồn và theo đuổi các cơ hội kinh doanh và mua bán lại LNG.
Trong năm 2023, nhập khẩu LNG của Hàn Quốc giảm 4,9% do giá cả LNG cao và biến động, gây áp lực giảm nhu cầu trong lĩnh vực điện và khí đốt thành phố. Theo số liệu hải quan, Hàn Quốc đã nhập khẩu 44,12 Mtpa LNG (2023) với tổng chi phí là 36,1 tỷ USD. Trong ngành điện lực, mức sử dụng khí đốt giảm 4,9% (2023), chủ yếu do chi phí nhiên liệu LNG cao. Chi phí sản xuất điện cao hơn đã gây áp lực tài chính đáng kể cho Tập đoàn điện lực quốc gia (KEPCO) đã ghi nhận khoản lỗ hơn 44 nghìn tỷ won từ năm 2021 đến QIII/2023. Những thách thức trên, cùng với áp lực chính trị nhằm duy trì mức giá điện thấp cho người tiêu dùng, dẫn tới sản lượng điện hạt nhân và năng lượng tái tạo cao hơn vào năm 2023. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục tồn tại trong những năm tới đây. Chính quyền tổng thống đương nhiệm Yoon Seok-Ryul đặt mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng hạt nhân trong cơ cấu năng lượng của Hàn Quốc lên 34,6% (2036). Năm lò phản ứng mới với tổng công suất 7.000 megawatt (MW) dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2024 đến năm 2033, nâng tổng công suất điện hạt nhân lên 31,65 GW. Ngoài ra, Hàn Quốc còn đặt mục tiêu xây dựng một nhà máy điện mới bổ sung thêm 23,65 GW năng lượng tái tạo vào năm 2033, nâng tổng công suất năng lượng tái tạo của cả nước lên 54,16 GW.
Kế hoạch khởi động các nhà máy nhiệt điện than mới có thể sẽ làm giảm nhu cầu LNG hơn nữa. Ngược lại, tỷ lệ LNG trong cơ cấu năng lượng được dự báo sẽ giảm xuống 9,3% (2036), từ mức 27,2% (2023). Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOTIE) ước tính nhu cầu khí đốt tự nhiên trong điện sẽ giảm từ 22,89 Mtpa (2023) xuống còn 11,09 Mtpa (2036) với mức giảm trung bình hàng năm là 5,4%. Vai trò của LNG đối với điện hỗn hợp dự kiến sẽ giảm hơn nữa với các mục tiêu net zero được tăng tốc. Tại COP28, Hàn Quốc ủng hộ cam kết tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2030 và tăng gấp ba công suất năng lượng hạt nhân vào năm 2050.
Trong lĩnh vực khí đốt thành phố, nhu cầu khí đốt của Hàn Quốc giảm 7,4% (2023), là mức giảm mạnh nhất trong năm năm qua. Kể từ năm 2022, chính phủ trung ương đã tăng giá khí đốt thành phố đối với các khu dân cư và phân khúc thương mại gấp bốn lần do giá cả LNG tăng vọt. Do giá khí đốt thành phố cao hơn, nên nhiều các công ty hóa lọc dầu, kim loại và xi măng chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng rẻ hơn, chẳng hạn như khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Bất chấp triển vọng tiêu cực về nhu cầu LNG, Hàn Quốc đã đề xuất 37 Mtpa công suất tái hóa khí mới sẽ nâng tổng công suất của cả nước lên 190 Mtpa. Giả sử các dự án đã hoàn thành và Hàn Quốc đáp ứng các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu và năng lượng, IEEFA kỳ vọng việc sử dụng toàn bộ các kho cảng nhập khẩu LNG có thể giảm từ 30% (2023) xuống còn 20% (2036).
Nhập khẩu LNG của Đài Loan-Trung quốc tăng 1% vào năm 2023, lên 20,6 Mtpa do nhu cầu điện thấp hơn và điện tái tạo cao hơn đã hạn chế nhu cầu khí đốt cần thiết để bù đắp cho sản lượng hạt nhân đang suy giảm tới 25%. Nhu cầu điện giảm 1,3%, cùng với tốc độ tăng trưởng 21% năng lượng mặt trời và và 75% điện gió sau khi vận hành trang trại điện gió nổi ngoài khơi Formosa 2 với 376MW công suất, giúp hạn chế tăng trưởng nhu cầu LNG. Kế hoạch của quốc đảo nhằm đạt được một ngành điện lực không có điện hạt nhân vào năm 2025 và cắt giảm sản lượng điện than có thể nâng nhập khẩu LNG trong thập kỷ này song việc phát triển cơ sở hạ tầng LNG mới đã phải đối mặt với nhiều trở ngại. Cơ quan Quan hệ kinh tế (MOEA) đặt mục tiêu tăng tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng lên 50%, tăng từ mức 40% hiện tại. Tuy nhiên, hai kho cảng LNG hiện có của quốc đảo với tổng công suất 16 Mtpa nhập khẩu, đã hoạt động với tỷ lệ sử dụng vượt quá 100%, có nghĩa là các kế hoạch của MOEA sẽ có thể cần thêm công suất mới. Các dự án đề xuất từ các công ty tiện ích nhà nước sẽ tăng thêm khả năng tái hóa khí lên tới 34 Mtpa công suất. Tuy nhiên, các dự án mới đã ảnh hưởng đến môi trường và những thách thức pháp lý, dự kiến sẽ không hoạt động sớm nhất cho đến năm 2025, làm hạn chế sự phát triển nhu cầu LNG ngắn hạn.
Cam kết của Đài Loan-Trung quốc trong việc tăng cường năng lượng tái tạo có thể giúp giảm nhu cầu LNG như đã làm trong 2023. Người tiêu dùng điện nhiều phải đáp ứng 10% công suất điện theo hợp đồng với năng lượng tái tạo vào năm 2025. Tổng công suất tái tạo đạt 15 GW vào năm 2023, trong khi đây là một đoẹt tăng từ 12 GW công suất (2022), sẽ cần phải tăng tốc để đạt được mục tiêu 27 GW công suất của Đài Loan-Trung quốc (2025).
Kỳ IV: Triển vọng nhu cầu LNG của Châu ÂuKỳ IV: Triển vọng nhu cầu LNG của Châu Âu
Kỳ III: Người tham gia danh mục đầu tư LNG: Liên kết cung và cầuKỳ III: Người tham gia danh mục đầu tư LNG: Liên kết cung và cầu
Kỳ II: Sản xuất LNG toàn cầu và độ tin cậy
Kỳ I: Nguồn cung LNG bùng nổKỳ I: Nguồn cung LNG bùng nổ