Điều 9 của EU CBAM quy định các công ty nhập khẩu có thể giảm bớt nghĩa vụ của mình đối với từ bỏ chứng chỉ EU CBAM bằng cách tính toán các chi phí phát sinh theo thỏa thuận carbon theo công cụ định giá carbon của nước thứ ba.
EU CBAM và giá carbon của nước thứ ba
Tháng 4/2023, EU đã thông qua Quy định 2023/956 về việc ban hành Quy định EU CBAM, áp đặt giá carbon đối với hàng hóa nhập khẩu được chọn lựa vào thị trường EU. Hiện các mục đích của công cụ mới trên gồm có hai phần: Thứ nhất, EU CBAM sẽ bảo vệ các ngành công nghiệp của EU khỏi bị đánh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế do việc chấm dứt phân bổ trợ cấp tự do và thắt chặt giới hạn trong Hệ thống thương mại phát thải Châu Âu (EU ETS), có khả năng dẫn đến giá carbon ở EU sẽ đứng mức cao hơn. Đồng thời còn nhằm mục đích tạo ra một sân chơi bình đẳng với các nhà nhập khẩu để tăng cường các nỗ lực giảm thiểu phát thải carbon toàn cầu và ngăn chặn rò rỉ carbon. Thứ hai, công cụ này cũng còn nhằm mục đích khuyến khích cắt giảm phát thải khí nhà kính GHG ở các nước đối tác EU và tăng cường tham vọng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu một cách rộng rãi hơn. Mặt khác, EU CBAM còn phản ánh các quy tắc hiện hành cho các doanh nghiệp trong nước theo EU ETS.
Ảnh minh họa
EU CBAM được thực hiện theo từng giai đoạn với một giai đoạn chuyển tiếp bắt đầu từ tháng 10/2023, trong thời gian đó không tính thuế EU CBAM song vẫn áp dụng nghĩa vụ báo cáo. Hiện giai đoạn tuân thủ chính thức đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2026. EU CBAM ban đầu bao gồm chỉ tập trung vào sắt thép, nhôm, ammonia và phân bón, xi măng, hydrogen và điện. Bên cạnh đó, công cụ này cũng còn gây ra một cuộc tranh luận rộng rãi giữa các đối tác thương mại của EU là các quốc gia và các công ty, doanh nghiệp về việc họ sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào bởi EU CBAM. Điều đáng lưu ý là EU CBAM không hướng vào các quốc gia, mà là các nhà nhập khẩu và cuối cùng là các nhà sản xuất ở nước xuất xứ hàng hóa. Hiện cơ chế EU CBAM đang đề cập đến các công ty, quốc gia nơi sản xuất hàng hóa EU CBAM có liên quan bởi vì điều này xác định liệu các nhà sản xuất đã phải chịu giá carbon trong nước hay chưa cũng như cho thấy các quốc gia xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm hàng hóa được EU CBAM bảo hộ, được xếp hạng theo thị phần của họ trong tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm đó của EU (số liệu giai đoạn 2015-2019).
Xét về mặt tuyệt đối, đây là những nhà sản xuất ở quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi EU CBAM. Tuy nhiên, đối với một số nước đối tác thương mại EU tạo thành một thị trường lớn cho các sản phẩm EUCBAM, dẫn đến chủ đề này có tính liên quan cao đối với các hãng ở đó. Các nhà sản xuất ở các nước láng giềng EU, như Ukraine hay Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác đang phát triển có thể bị EU CBAM thách thức nhiều hơn so với các nền kinh tế lớn có tỷ trọng xuất khẩu sang EU thấp hơn.
Điều 9 của EU CBAM quy định các công ty nhập khẩu có thể giảm bớt nghĩa vụ của mình đối với từ bỏ chứng chỉ EU CBAM bằng cách tính toán các chi phí phát sinh theo thỏa thuận carbon theo công cụ định giá carbon của nước thứ ba (carbon pricing instrument-CPI), bao gồm lượng phát thải gắn liền của các sản phẩm EU CBAM. Bảng 1 dưới đây cho thấy trong số 10 nước xuất khẩu hàng hóa EU CBAM hàng đầu sang thị trường EU, thì chỉ có 5 quốc gia có chính sách CPI tại chỗ rõ ràng. Trong số đó, chỉ có Vương quốc Anh là có chỉ số CPI với mức giá trung bình hàng năm cao hơn tương đương với mức giá trợ cấp hiện tại của EU ETS (83,10 USD vào năm 2023). Trung Quốc, Hàn Quốc, Ukraine và một số tiểu bang khác của Hoa Kỳ cũng có hệ thống CPI tương tự với mức giá thấp hơn đáng kể.
Bộ khuôn khổ của EU CBAM
Hiện EU CBAM cung cấp một khuôn khổ chung để giải thích việc định giá carbon của nước thứ ba song ủy quyền việc soạn thảo các chi tiết cho Ủy ban Châu Âu EC (sẽ được thông qua như đạo luật thực thi, nghĩa là có sự tham gia của các Quốc gia Thành viên). Điều 3 (29) của EU CBAM đưa ra định nghĩa pháp lý về giá carbon đủ điều kiện để được giảm theo EU CBAM là: “Giá carbon nghĩa là số tiền được trả ở một nước thứ ba, theo chương trình cắt giảm phát thải carbon dưới hình thức thuế, phí hoặc dưới hình thức trợ cấp phát thải theo một hệ thống giao dịch phát thải khí nhà kính GHG được tính toán trên lượng khí nhà kính GHG bao trùm bởi một biện pháp như vậy và được công bố/đưa ra trong quá trình sản xuất hàng hóa”.
Hiện nhiều hệ thống CPI có phạm vi bảo hiểm nhỏ hơn EU ETS với khả năng là sẽ có thêm nhiều quốc gia và khu vực pháp lý xuất xứ hàng hóa sẽ áp dụng hệ thống CPI trong tương lai. Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, CH Brazil, CH Ấn Độ và tỉnh Sakhalin (CHLB Nga) là những ví dụ lên kế hoạch giới thiệu ETS của riêng mình. Tất cả những động thái trên có được tăng tốc để đáp ứng EU CBAM vì công cụ này khuyến khích các nước thứ ba thực hiện hoặc tăng cường các công cụ định giá carbon trong nước. Điều này cho phép họ chuyển hướng dòng thanh toán giá carbon từ EU đến nguồn thu trong nước.
Điều 9 EUCBAM quy định: Phương pháp tính giá (carbon) trung bình và phương pháp thanh toán thực tế. Phương pháp giá trung bình giả định mức giá carbon trung bình được áp dụng ở từng khu vực quyền tài phán tương ứng trong một khoảng thời gian được xác định trước có thể được khấu trừ vào giá của chứng chỉ EU CBAM người khai sẽ mua. Mức giá trung bình này cần được điều chỉnh cho phù hợp với bất kỳ loại trợ cấp miễn phí nào, giảm thuế hoặc các cơ chế đền bù tương tự. Cách tiếp cận thanh toán thực tếhiểu thanh toán hiệu quả theo nghĩa đen: Bất kỳ sự công nhận nào về giá carbon của nước thứ ba cần phải được liên kết với khoản thanh toán thực tế của nhà sản xuất hàng hoá.
Điều 9 (1) cấp cho người khai báo EU CBAM quyền yêu cầu giảm số lượng giấy chứng nhận đối với việc từ bỏ giá carbon tương ứng được thanh toán hiệu quả cho lượng khí thải carbon gắn liền với hàng hóa EU CBAM nhập khẩu ở khu vực tài phán khác. Để yêu cầu bất kỳ khoản khấu trừ nào từ nghĩa vụ EU CBAM dựa trên giá carbon được thanh toán tại nước xuất xứ, người khai báo EU CBAM sẽ có thể cung cấp bằng chứng về mức giá đã được thanh toán một cách hiệu quả.
Điều 9 (2) của EU CBAM cũng quy định, người khai báo hải quan EU CBAM sẽ phải lưu giữ hồ sơ chứng từ chứng minh lượng khí thải carbon tiềm ẩn trong hàng hóa EU CBAM nhập khẩu phải chịu mức giá phát thải carbon tại nước xuất xứ, bằng chứng về khoản thanh toán thực tế và bằng chứng về bất kỳ mức giảm giá hiện hành hoặc các hình thức đền bù khác. Thông tin về giảm giá phải được xác nhận bởi là cá nhân độc lập (Điều 9 (2)), trình độ và điều kiện để chứng minh tư cách cá nhân của mình. Tính độc lập này cũng sẽ được Ủy ban châu Âu EC quy định cụ thể hơn trong đạo luật thực thi cũng như các loại bằng chứng có thể chấp nhận được về khoản thanh toán thực tế thì cũng sẽ được quy định trong đạo luật. Việc chuyển đổi của giá carbon trung bình hàng năm được trả một cách hiệu quả để cắt giảm lượng phát thải carbon tương ứng
Điều 9 (4), chứng chỉ EU CBAM là một chi tiết khác, cùng với các quy tắc chuyển đổi tiền tệ sẽ được Ủy ban châu Âu EC làm rõ hơn. Tuy vậy, chúng ta có thể xác định hai cách tiếp cận khả thi để giải thích khái niệm “được thanh toán hiệu quả” theo Điều 9 của EU CBAM:
(i) Phương pháp tính giá (carbon) trung bình và phương pháp thanh toán thực tế. Phương pháp giá trung bình giả định mức giá carbon trung bình được áp dụng ở từng khu vực tương ứng. Quyền tài phán trong một khoảng thời gian được xác định trước có thể được khấu trừ vào giá của chứng chỉ EU CBAM mà người khai sẽ mua. Mức giá trung bình này cần được điều chỉnh cho phù hợp với bất kỳ loại trợ cấp miễn phí nào, giảm thuế hoặc các cơ chế đền bù tương tự. “Được thanh toán hiệu quả” đề cập đến ý nghĩa điều này đối với việc xem xét các khoản khấu trừ áp dụng cần được tính đến đối với công nhận giá carbon của nước thứ ba theo EU CBAM.
(ii) Cách tiếp cận thanh toán thực tế được hiểu thanh toán hiệu quả theo nghĩa đen: Bất kỳ sự công nhận nào về giá carbon của nước thứ ba cần phải được liên kết với khoản thanh toán thực tế của nhà sản xuất theo cơ chế định giá carbon trong nước. Cơ chế bù trừ được ngầm tính đến vì chúng không liên quan đến khoản thanh toán thực tế.
Các quy định tại Điều 9 của EU CBAM cũng như các văn bản hướng dẫn thực thi EU CBAM đều không giám sát và báo cáo chỉ rõ cách tiếp cận nào trong hai cách tiếp cận trên phù hợp với mục tiêu của EU hiểu biết về giá carbon “được thanh toán hiệu quả”. Tính đến tháng 9/2023, điều này vẫn còn hiệu lực do Ủy ban châu Âu EC xác định. Lưu ý hai cách tiếp cận đại diện cho hai cách giải thích đối lập đối với Điều 9. Quy định cuối cùng có thể lựa chọn cách tiếp cận yếu tố kết hợp của hai phương pháp tiếp cận.
Kỳ I: Sự hình thành EU CBAM
Kỳ II: Tại sao CBAM lại quan trọng và ai chịu trách nhiệm?
Kỳ III: EU CBAM và bài toán loại bỏ carbon trong chuỗi cung ứng
Kỳ IV: Yêu cầu và tiến độ thực hiện EU CBAM