Ảnh minh họa
Hiện cú sốc ban đầu về toàn cầu hóa do đại dịch COVID-19 gây ra cho thấy mức độ gắn kết giữa các thị trường mới nổi và quốc tế với các nền kinh tế quốc tế khi mà đại dịch đã ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước những thách thức của hội nhập quốc tế và xu hướng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nhiều tập đoàn đã tái cấu trúc mô hình kinh doanh. Sau khi cuộc xung đột CHLB Nga-Ukraine diễn ra từ tháng 2/2022, các nước phương Tây đã cố gắng cô lập nền kinh tế CHLB Nga khỏi hệ thống tiền tệ quốc tế, điều này có tác động phức tạp đến hệ thống tiền tệ quốc tế và đó chính là cú sốc thứ hai của toàn cầu hóa.
Mặt khác, đồng đô-la Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu, vì đây là loại tiền tệ chính được sử dụng trong các giao dịch ngoại hối. Đây cũng còn là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, chiếm hơn 80% tổng số giao dịch ngoại hối. Ngoài ra, phần lớn các ngân hàng trung ương dự trữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ của họ bằng đồng đô-la, điều này góp phần vào sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Việc sử dụng đồng đô-la làm phương tiện trao đổi và dự trữ tiền tệ quốc tế đem lại cho Hoa Kỳ một số lợi ích nhất định. Do nhu cầu của nước ngoài đối với chứng khoán Hoa Kỳ, chi phí tài chính đối với Chính phủ Hoa Kỳ và người dân của nước này sẽ thấp hơn so với mức bình thường. Các quốc gia khác trợ cấp cho Chính phủ Hoa Kỳ và người tiêu dùng của họ bằng cách nắm giữ một lượng đáng kể tiền tệ và chứng khoán Hoa Kỳ làm dự trữ ngoại hối. Lợi ích của việc sở hữu đồng tiền dự trữ toàn cầu còn vượt xa cả lãi suất tài trợ thấp hơn.
Sự thống trị của đồng đô-la Hoa Kỳ là do sự ổn định của nền kinh tế Hoa Kỳ, sự chấp nhận của nó như một phương thức thanh toán và việc sử dụng nó trong thương mại và tài chính quốc tế. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của nền kinh tế toàn cầu vào đồng đô-la cũng có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, điều cần thiết là phải giám sát chức năng của đồng đô-la trong hệ thống tài chính quốc tế và thực hiện các bước cần thiết để giảm thiểu mọi tác động tiêu cực tiềm ẩn. Việc áp đặt lệnh trừng phạt lên hệ thống thanh toán quốc tế đối với CHLB Nga đang chiếm ưu thế quân sự ở Ukraine, bên cạnh vấn đề Đài Loan-Trung quốc cũng như thiệt hại từ chính sách tiền tệ hà khắc đã khiến nhiều nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực, khiến nhiều nước ủng hộ việc phi đô la hóa. CHLB Nga và Trung Quốc hiện đang dẫn đầu những nỗ lực này phi đô-la hóa, với sự hỗ trợ từ CH Ấn Độ và Ả rập Xê-út. Sau đồng nhân dân tệ và đồng dirham (UAE), CHLB Nga đã sử dụng đồng rúp làm tiền tệ chính để định giá dầu thô. Để loại bỏ ảnh hưởng của đồng đô-la Hoa Kỳ đối với lĩnh vực tài chính của CHLB Nga, quốc gia này đã thực hiện “phi đô-la hóa” trong dự trữ ngoại hối, lĩnh vực thanh toán và hệ thống thanh toán bù trừ, đồng thời ban hành “sắc lệnh thanh toán bằng đồng rúp” như một mô hình toàn cầu.
Theo kết quả phân tích bảng câu hỏi thăm dò khảo sát, những người tham gia có ý kiến trả lời khác nhau: Thị trường dầu mỏ toàn cầu đã sẵn sàng từ bỏ petrodollars; sức nặng của việc từ bỏ petrodollars sẽ chiếm hơn 50% thị trường dầu mỏ toàn cầu; tiến trình từ bỏ petrodollars rất có thể phải mất từ ba đến năm năm.
Mặt khác, chính sách từ bỏ petrodollars có thể dẫn đến sự thay đổi trong chính sách dự trữ quốc tế của các ngân hàng trung ương song đồng đô-la Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là đồng tiền định giá chính cho xăng dầu, và Hoa Kỳ không thể cưỡng lại việc từ bỏ petrodollars trong trung hạn, trong đó nhóm tập hợp cohort những người đến từ Qatar phản hồi ít sẵn lòng từ bỏ đồng đô-la nhất. Những người khi được hỏi đến từ Ả rập Xê-út lại ủng hộ sự thành công của việc từ bỏ đồng đô-la trong tương lai rất gần, đặc biệt là trước xu hướng định giá dầu thô bằng các loại tiền tệ khác cho các hợp đồng kỳ hạn và giao ngay (tức là đồng nhân dân tệ). Do đó, các thuật ngữ petroyuan và petroruble đã được phổ biến trong thế giới kinh doanh cũng như trở nên phổ biến trong các bài viết học thuật.
Một cơ chế khả thi để các nước xuất khẩu dầu giảm tác động tiêu cực của việc định giá dầu bằng đồng đô-la là thiết lập các thỏa thuận khu vực hoặc quốc tế để buôn bán dầu mỏ bằng các loại tiền tệ khác ngoài đồng đô-la Hoa Kỳ. Điều này có thể liên quan đến việc thiết lập các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với các quốc gia khác hoặc sử dụng rổ tiền tệ để định giá dầu, thay vì chỉ dựa vào đồng đô-la Hoa Kỳ. Điều này sẽ làm giảm tác động của sự biến động giá trị của đồng đô-la lên giá dầu và giúp ổn định nguồn thu cho các nước xuất khẩu dầu. Theo Mathews và Selden (2018), Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã mong muốn đồng nhân dân tệ có vai trò lớn hơn trong nền tài chính toàn cầu. Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ đã được theo đuổi thông qua nhiều nỗ lực và chiến lược, đáng chú ý nhất là liên quan đến IMF và việc đưa đồng nhân dân tệ vào “rổ” tiền tệ duy trì quyền rút vốn đặc biệt. Tuy vậy, quá trình quốc tế hóa đã bị trì hoãn bởi vì trong số các yếu tố khác, hệ thống ngân hàng nhà nước của Trung Quốc và khả năng chuyển đổi tương đối của nó. Khi các vấn đề tài chính được tự do hóa, việc đồng nhân dân tệ đóng vai trò toàn cầu được kỳ vọng là đồng tiền của quốc gia thương mại lớn nhất, quốc gia sản xuất lớn nhất và nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trở nên hợp lý hơn.
Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với kết quả của Alshareef (2023) đã chỉ ra Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành điểm đến lớn nhất trong việc tái chế các khoản thu từ dầu từ GCC thông qua kênh thương mại, điều này đã làm giảm đáng kể hiệu quả của cơ chế petrodollars. Các kết quả trước đó có thể được giải thích theo Asuelime và Asuelime (2022) khi chỉ ra việc thông qua “hệ thống petrodollars” và những hậu quả của nó, Hoa Kỳ đã không theo đuổi một động lực kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau mang tính chiến lược, coi đó là sự phát triển mang tính hợp tác và mang tính chuyển đổi cho nhiều quốc gia.
Một số người khác khi được hỏi trả lời bày tỏ tin tưởng mối quan hệ giữa dầu và đồng đô-la nên được cắt đứt, điều này đòi hỏi phải có hai giải pháp triệt để, phi thực tế, một trong số đó là định giá dầu trên cơ sở khác chứ không phải đồng đô-la. Việc mua dầu thô bằng đô-la không mang lại lợi ích tốt nhất cho Trung Quốc bởi vì Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của nước này. Theo một số người, để điều chỉnh quỹ đạo định giá dầu, một rổ tiền tệ hay cái gọi là quyền rút vốn đặc biệt phải được áp dụng để định giá, và việc xóa bỏ liên kết giữa đồng đô-la Hoa Kỳ và giá dầu sẽ là một bước đi hiệu quả và cần thiết bởi vì nó sẽ giúp vô hiệu hóa tác động của giá trị biến động của đồng đô-la lên giá thực của một thùng dầu thô và duy trì sức mua của doanh thu từ dầu mỏ.
Việc chống đô-la hóa đề cập đến quá trình giảm sử dụng đồng đô-la Hoa Kỳ trong các giao dịch quốc tế và chuyển sang các loại tiền tệ hoặc hệ thống thanh toán khác. Theo Matsuyama và cộng sự (1993) hiện có hai cơ chế để chống đô-la hóa: Thuế khóa đối với các giao dịch trong nước bằng ngoại tệ và giảm chi phí lưu trữ đồng nội tệ song theo Vidal và cộng sự (2022), những cơ chế này có hiệu quả. Đạt được mục tiêu phi đô-la hóa có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức song các cơ chế khác của họ nhằm thúc đẩy việc sử dụng các loại tiền tệ thay thế:
- Các quốc gia có thể khuyến khích sử dụng các loại tiền tệ khác: Ví dụ như đồng euro, yên hoặc nhân dân tệ Trung Quốc, bên cạnh các loại tiền tệ mới của các nước BRICS trong giao dịch quốc tế. Điều này có thể được thực hiện bằng cách ký kết các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với các quốc gia khác hoặc bằng cách cho phép các doanh nghiệp định giá hàng hóa và dịch vụ của mình bằng các loại tiền tệ khác.
- Đối với phát triển hệ thống thanh toán khu vực: Các quốc gia có thể thiết lập hệ thống thanh toán khu vực cho phép họ thực hiện các giao dịch mà không cần dựa vào đồng đô-la Hoa Kỳ, ví dụ về Hệ thống thanh toán quốc tế Trung Quốc (CIPS) và Hệ thống nhắn tin tài chính Nga (FMS).
- Tăng cường vai trò của IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể đóng vai trò thúc đẩy phi đô-la hóa bằng cách cung cấp các loại tiền tệ thay thế cho các quốc gia cần tài trợ. Điều này có thể đạt được thông qua việc tạo ra một loại tiền dự trữ toàn cầu mới hoặc bằng cách sử dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF làm đơn vị thanh toán cho các giao dịch quốc tế.
- Giảm việc sử dụng đồng đô-la Hoa Kỳ trong giao dịch dầu: Do dầu mỏ được giao dịch bằng đô-la Hoa Kỳ nên việc giảm sử dụng đồng đô-la Hoa Kỳ trong giao dịch dầu có thể là một bước quan trọng hướng tới việc phi đô-la hóa. Các nước xuất khẩu dầu có thể thiết lập các hệ thống hoặc thỏa thuận thanh toán mới để buôn bán dầu bằng các loại tiền tệ khác hoặc sử dụng rổ tiền tệ để định giá dầu.
- Khuyến khích thương mại bằng đồng nội tệ: Các quốc gia có thể thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ của mình trong thương mại quốc tế bằng cách đưa ra các ưu đãi cho các doanh nghiệp sử dụng chúng, chẳng hạn như giảm thuế hoặc giảm chi phí giao dịch.
- Đa dạng hóa dự trữ ngoại hối: Các quốc gia có thể giảm sự phụ thuộc vào đồng đô-la Hoa Kỳ bằng cách đa dạng hóa dự trữ ngoại hối và nắm giữ nhiều tiền tệ hoặc tài sản khác, chẳng hạn như vàng hoặc tiền điện tử. Điều quan trọng cần lưu ý là đạt được mục tiêu phi đô-la hóa có thể là một quá trình phức tạp và lâu dài, đòi hỏi phải lập kế hoạch và phối hợp cẩn thận giữa các quốc gia.
Cuối cùng, các yếu tố địa chính trị đã đẩy nhanh xu hướng từ việc định giá dầu theo nguồn lực cung và cầu, và hướng tới việc định giá theo nguồn lực thị trường. Ngoài các yếu tố kinh tế đã nổi lên trong ba thập kỷ qua, còn có các yếu tố bổ sung cần xem xét, đặc biệt là tác động của chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế của phần còn lại của thế giới theo dòng vốn và biến động tỷ giá hối đoái.
Kỳ I: Vị thế đồng đô-la trong thế giới dầu mỏ
Kỳ II: Triển vọng tương lai của thị trường dầu mỏ và hệ thống tiền tệ quốc tế
Kỳ III: Quan điểm quốc tế về đồng tiền định giá dầu