Nhu cầu chuyển đổi năng lượng và những thách thức
Hiện Năng lượng là đầu vào quan trọng cho mọi hoạt động kinh tế và nguồn cung cấp năng lượng an toàn với giá cả phải chăng là yếu tố tạo điều kiện then chốt cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo. Trong giai đoạn từ 1900 đến 2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người trên toàn cầu đã tăng từ khoảng 2.200 USD đến khoảng 12.800 USD. Trong cùng thời gian, mức tiêu thụ năng lượng chính toàn cầu tăng từ khoảng 12.000 TWh đến khoảng 167.788 TWh, với tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong nguồn cung cấp năng lượng chính ở mức khoảng 167.788 TWh7, với mức tăng 82% (2022). Ước tính có khoảng 3/4 lượng phát thải khí nhà kính GHG toàn cầu đến từ việc sử dụng năng lượng, với khoảng 74% là carbon dioxide (CO₂) và phần còn lại từ các loại khí như methane (CH4), nitrous oxide (N2O) và các loại khí nhà kính flo hóa F. Khoa học về ứng phó với biến đổi khí hậu IPCC được điều phối dưới sự bảo trợ của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, đã đưa ra kết luận rõ ràng phát thải khí nhà kính GHG do con người gây ra là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên của Trái đất và biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong báo cáo chính sách trình lên Hội nghị G20 (2022), Bộ phận lực lượng đặc nhiệm B20 về năng lượng, bền vững và khí hậu (ESC) mà PwC Indonesia là đối tác về mặt tri thức, đã nhấn mạnh các lĩnh vực trọng tâm chính nếu muốn đạt được chuyển đổi năng lượng công bằng.
Nguồn: PwC
Indonesia đã chứng tỏ sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhất quán trong thế kỷ này, với GDP theo mức giá so sánh năm 2010 tăng từ 4.122 nghìn tỷ IDR (2000) lên 11.710 nghìn tỷ IDR (2022), được hỗ trợ bởi việc mở rộng nguồn cung cấp năng lượng chính lên 836 MBOE, trong đó 78% (652 MBOE) của sự mở rộng này đến từ than đá, phản ánh nguồn tài nguyên thiên nhiên và quan điểm chính sách quốc gia ủng hộ việc khai thác tài nguyên trong nước để phát triển kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm. Sự tăng trưởng mạnh mẽ và nhất quán này đã dẫn đến GDP bình quân đầu người tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ từ khoảng 770 USD (6,5 triệu IDR) đến khoảng 4.788 USD (71 triệu IDR). Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy Indonesia còn phải tiến xa hơn thế nào trong tham vọng trở thành nền kinh tế phát triển. Để theo đuổi mức tăng trưởng cần thiết, nguồn cung cấp năng lượng chính sẽ phải được mở rộng, song nếu việc mở rộng tiếp tục là từ nhiên liệu hóa thạch thì hậu quả là lượng khí thải nhà kính GHG tăng sẽ dẫn đến việc Indonesia không đạt được các nghĩa vụ cam kết quốc tế theo Thỏa thuận Paris cũng như việc không đảm bảo được sự hỗ trợ quốc tế đã cam kết cho quá trình chuyển đổi của mình theo khuôn khổ Indonesia-Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (just energy ttransition partnership-JETP).
Do vậy, Indonesia sẽ phải chuyển đổi đồng thời mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng và cơ cấu cung cấp năng lượng chính bằng cách tận dụng bốn đòn bẩy chuyển đổi bao gồm hiệu quả năng lượng, điện khí hóa nền kinh tế, sản xuất điện loại bỏ carbon và thay thế nhu cầu phân tử hóa thạch còn sót lại bằng nhiên liệu thay thế. Khuôn khổ JETP đã được hoàn thiện trong Kế hoạch và chính sách đầu tư toàn diện được công bố gần đây, xem xét hiệu quả sử dụng năng lượng (tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu cho các thiết bị và máy móc trong các hộ gia đình, khu vực công nghiệp và thương mại), điện khí hóa nền kinh tế: Phương tiện sử dụng động cơ đốt trong (ICE) đến phương tiện chạy điện (EV) trong giao thông vận tải, xử lý nhiệt trong công nghiệp và điện khí hóa nấu ăn, và điện loại bỏ carbon, tức chuyển đổi đáng kể sang tải cơ sở và biến đổi RE (năng lượng tái tạo-renewable energy), đồng đốt sinh khối là quá trình đốt cháy đồng thời hai (hoặc nhiều) loại nguyên liệu khác nhau. Khuôn khổ JETP được thiết lập tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali (Indonesia) vào ngày 15/11/2022, với thỏa thuận tài trợ mang tính xúc tác trị giá 20 tỷ USD giữa nhiều chính phủ, nhóm đối tác quốc tế (IPG) và Liên minh tài chính Glasgow dành cho Net-Zero (GFANZ) để chuyển đổi lĩnh vực điện lực của Indonesia. Tại Indonesia, cơ chế kịch bản JETP đã phát triển kế hoạch chính sách và đầu tư toàn diện (comprehensive investment and policy plan-CIPP) để hướng dẫn việc lập kế hoạch và hoạch định chính sách cho lĩnh vực điện.
Bên cạnh đó, kế hoạch CIPP còn vạch ra lộ trình tiềm năng cho hệ thống điện năng hòa lưới điện theo cơ chế kịch bản JETP với mục tiêu phát thải khí không quá 250 Mt CO₂ (2030); tỷ lệ sản xuất năng lượng tái tạo là 44% (2030); và đạt được mức phát thải net-zero trong lĩnh vực điện (2050).
Về chi phí đầu tư cho chuyển đổi năng lượng, Indonesia cần ít nhất 97,1 tỷ USD cho giai đoạn 2023-2030 và 580,3 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2050 để hiện thực hóa cơ chế kịch bản JETP, không bao gồm toàn bộ các đánh giá và can thiệp chuyển đổi công bằng, dự kiến tiêu tốn ít nhất 0,2 tỷ USD (2030). Để hỗ trợ lĩnh vực điện lực, cần khoảng 6.000 km đường dây truyền tải điện (2030), tăng lên khoảng 15.000 km (2040). Đối với truyền tải điện, tổng vốn tích lũy khoảng 42 tỷ USD dự kiến đầu tư vốn vào năm 2040 và cần 9 tỷ USD cho đầu tư mạng lưới phân phối điện. Đặc biết đối với năng lượng tái tạo có thể điều phối được: Thủy điện dự kiến sẽ chiếm 12% trong cơ cấu năng lượng (2030), với sự mở rộng được thúc đẩy bởi việc bổ sung thêm 8 GW công suất các nhà máy thủy điện mới, đạt công suất 65 GW (2050). Công suất địa nhiệt dự báo cũng sẽ mở rộng vào năm 2050, lên mức 3 GW (2030) và gần 22 GW (2050). Năng lượng sinh học dự báo sẽ chiếm 7% tổng hỗn hợp điện than (2030), sau tăng lên 9% sau năm 2040 khi các nhà máy than ngừng hoạt động được tái khởi động. Yêu cầu đầu tư cho năng lượng tái tạo có thể điều phối được tổng cộng gần 197 tỷ USD (2040), trong đó riêng thủy điện cần ít nhất 100 tỷ USD vốn đầu tư.
Dự báo sau năm 2030, các khoản đầu tư tối thiểu sẽ hướng vào các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch mới hòa lưới điện, song ước tính sẽ lên tới 10 tỷ USD để tái sử dụng các nhà máy điện than nhằm nâng cao tính linh hoạt. Việc tái sử dụng các nhà máy than và khí đốt để sản xuất năng lượng sinh học hoặc hydrogen đòi hỏi mức đầu tư trung bình hàng năm vượt quá 7 tỷ USD trong giai đoạn 2046-2050. Trong khi đó, năng lượng tái tạo biến đổi (VRE) chiếm tới 60% tổng công suất điện bổ sung cho đến năm 2040, dẫn đầu là sự phát triển của điện mặt trời lên 100 GW (2040) và gần 265 GW (2050), trong khi năng lượng gió bổ sung cho sự tăng trưởng này, cũng tăng tốc lên gần 30 GW (2040) và gần 45 GW (2050), mặc dù việc mở rộng của nó bị hạn chế do nguồn tài nguyên sẵn có. Để đạt được mức công suất lắp đặt này đòi hỏi phải đầu tư tích lũy gần 25 tỷ USD vào năng lượng mặt trời và gió (2030) và gần 80 tỷ USD(2040). Tuy nhiên, cần lưu ý sự sự thành công của lộ trình này phụ thuộc vào các biện pháp tích hợp và đầu tư để mở rộng và nâng cấp hệ thống mạng lưới truyền tải điện, tính linh hoạt của hệ thống để tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo có thể thay đổi và cải tiến chính sách, cùng nhiều vấn đề lien quan khác. Tác động tổng hợp của quá trình chuyển đổi theo kế hoạch này dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm và sau đó làm giảm nhu cầu đối với cả ba nguồn nhiên liệu hóa thạch chính là than, dầu và khí đốt, trong đó nhu cầu dầu khí làm nguyên liệu cho các quy trình công nghiệp có thể sẽ tiếp tục hoặc tăng trưởng. Tuy nhiên, những trường hợp sử dụng và chuyển đổi mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch này có thể sẽ phải được giảm bớt để giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính GHG và tác động môi trường.
Nhu cầu dầu khí
Nhu cầu về dầu khí ở Indonesia rất lớn và thị trường dầu khí của nước này dự kiến sẽ tăng trưởng, ước đạt 635,23 nghìn thùng mỗi ngày (thousand barrels per day-TBPD) (2024) và tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAAGR) là 1,60% để đạt 687,70 TBPD (2029). Indonesia hiện có một trong những trữ lượng dầu đã được chứng minh là lớn nhất giữa các quốc gia khu vực Đông Nam Á và đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu về dầu mỏ và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ trong tương lai. Mức tiêu thụ xăng của đất nước cũng đang tăng lên, với nhu cầu dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục 670.000 TBPD (2023), tăng từ mức 635.000 TBPD (2022). Ngoài ra, Indonesia còn sản xuất 2,2 nghìn tỷ feet khối (trillion cubic feet) khí đốt tự nhiên khô bao gồm: etan, butan và propan là một nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường (2020), chủ yếu từ các mỏ dầu khơi ngoài khơi không liên quan đến sản xuất dầu thô.
Bất chấp một số thách thức và gián đoạn, thị trường dầu khí của Indonesia vẫn sẵn sàng tăng trưởng, đem đến những cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mức tiêu thụ dầu khí của Indonesia đã trải qua những biến động trong những năm qua, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như tăng trưởng kinh tế, chính sách của chính phủ trung ương và giá dầu khí toàn cầu. Hiện nhu cầu dầu mỏ của quốc gia này dự báo sẽ tăng lên để đáp ứng những yếu tố này. Tại Indonesia, cả xăng và hóa dầu đều đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp. Sự phụ thuộc của đất nước vào nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả xăng, thể hiện rõ ở mức tiêu thụ năng lượng, trong đó xăng dầu chiếm một tỷ trọng đáng chú ý. Ngoài ra, lĩnh vực hóa dầu tại Indonesia là một phần quan trọng của nền kinh tế, với thị trường đầy hứa hẹn do dân số đông và nhu cầu về các sản phẩm hóa dầu. Chính phủ trung ương cũng đã bày tỏ tham vọng cắt giảm nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu và phát triển lĩnh vực hóa dầu trong nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Do đó, trong khi xăng chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu thì hóa dầu đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng khác nhau, khiến cả hai đều quan trọng trong bối cảnh hiện tại của Indonesia.
Thị trường hóa dầu của Indonesia rất quan trọng vì nhu cầu về các sản phẩm hóa dầu của nước này luôn tỷ lệ thuận với dân số đông đảo của nước này. Chính phủ trung ương cũng đã đặt mục tiêu giảm nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu và phát triển lĩnh vực hóa dầu trong nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Sự phụ thuộc của Indonesia vào nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả xăng, thể hiện rõ ở mức tiêu thụ năng lượng, trong đó xăng dầu chiếm tỷ trọng đáng chú ý. Chính phủ Indonesia còn đặt mục tiêu hoàn toàn tự cung tự cấp về hóa dầu vào năm 2027, cho thấy sự tập trung đáng kể vào phát triển lĩnh vực công nghiệp hóa dầu trong nước. Trong khi nhu cầu về xăng được thúc đẩy bởi lĩnh vực giao thông vận tải thì nhu cầu về hóa dầu ngày càng tăng được thúc đẩy bởi các ứng dụng công nghiệp và tiêu dùng khác nhau, phản ánh việc sử dụng đa dạng các sản phẩm hóa dầu trong nền kinh tế Indonesia.
Vai trò của CCS/CCUS trong quá trình chuyển đổi
Sau những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại tác động của biến đổi khí hậu, các quốc gia trên toàn thế giới đang khám phá giải pháp sáng tạo nhằm giảm phát thải khí nhà kính GHG. Indonesia là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên song vẫn phải đối mặt với thách thức cân bằng phát triển kinh tế với môi trường bền vững. Ngoài ra, Indonesia còn có tiềm năng to lớn về hình thành địa chất có thể được sử dụng để lưu trữ lượng khí thải carbon. Đối với các công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) cũng như các hoạt động thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS), Indonesia tỏ kỳ vọng có thể tìm được sự cân bằng phù hợp và đạt được các cam kết toàn cầu theo Thỏa thuận Paris.
Năm 2024, dự báo sẽ có động lực đáng kể cho việc triển khai công nghệ CCUS ở châu Á. Một số phát triển và sáng kiến đang được tiến hành ở nhiều nước châu Á khác nhau nhằm thúc đẩy công nghệ CCUS: (i) Nhật Bản và Trung Quốc: Chính phủ Nhật Bản đã thành lập Mạng lưới CCUS châu Á để hỗ trợ phát triển năng lực và thúc đẩy các dự án hợp tác trong khu vực. Trung Quốc đã đưa các dự án trình diễn CCUS quy mô lớn vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (FYP 14). (ii) Ngân hàng phát triển châu Á (ADB): ADB đã và đang làm việc với các quốc gia thành viên đang phát triển để xác định các cơ hội mới trong CCUS, chuẩn bị khung pháp lý và phát triển mạng lưới nghiên cứu nhằm tạo cơ hội phát triển carbon thấp. (iii) Khu vực Đông Nam Á: Sự quan tâm đến CCUS ở khu vực Đông Nam Á ngày càng tăng, với các kế hoạch cho một số dự án tiềm năng ở các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Singapore và Timor-Leste. Singapore đã xác định vai trò quan trọng của CCUS trong chiến lược giảm phát thải carbon dài hạn.
Trong bối cảnh này, Chính phủ Indonesia đã đưa ra khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động CCS và CCUS, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí với sự khởi đầu bằng việc ban hành Quy định MoEMR số 2/023 nhằm cung cấp hướng dẫn chung cho các dự án CCS/CCUS. Quy định này phù hợp với cam kết của Indonesia đối với Thỏa thuận Paris, đồng thời nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước, đồng thời khuyến khích gia tăng sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên. Quy định MoEMR số 2/2023 quy định việc thực hiện cả hai hoạt động CCS và CCUS trước đó phải được sự chấp thuận của các cơ quan chính phủ.
Bức tranh dầu khí Indonesia (Kỳ 1)
Bức tranh dầu khí Indonesia (Kỳ 2)